TẠP CHÍ DIỆN CHẨN, THỂ DỤC TỰ Ý

CÁCH TỰ CHỮA CHỨNG ĐAU LƯNG THÔNG THƯỜNG BẰNG KỸ NĂNG DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU – DIỆN CHẨN ĐƠN GIẢN MÀ DIỆU KỲ (22)

    Chứng đau lưng xuất hiện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống lưng, hoặc do các vấn đề về thận, cũng có thể chỉ là đau mỏi gân cơ do vận động hay nằm, ngồi sai tư thế…
    Để làm giảm chứng đau lưng và có thể hỗ trợ trị liệu hiệu quả đối với chứng này, cho dù do nguyên nhân gì, với các kỹ năng Diện Chẩn đơn giản, chúng ta hoàn toàn có thể tự chăm sóc cho bản thân mình một cách dễ dàng.

    Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ một vài cách dễ nhất, ai cũng có thể tự thực hiện được, mà vẫn đem lại hiệu quả cao, nếu các Bạn tin tưởng và chịu khó thực hành:

    1. Cách thứ nhất:

    Xoay Cổ Tay (đúng kỹ thuật Diện Chẩn) khoảng 3-5 phút/lần, với sự tập trung chú ý vào chỗ đau trong suốt thời gian tập, nên thực hiện bài tập này 2-3 lần/ngày, sẽ nhanh cho kết quả hơn.
    – Nếu Bạn chưa thành thạo kỹ thuật này, Bạn có thể xem hướng dẫn đầy đủ tại kênh You tube của Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu/ mục Danh Sách Phát/ mục Kỹ thuật Diện Chẩn BQC căn bản.

    2. Cách thứ 2:

    – Thực hiện các động tác: Cào đầu (tập trung cào/gãi nhiều ở vùng chân tóc trán và giữa sống/đỉnh đầu), Chà sống mũi, Chà mang tai và Chà gáy, là 4 trong 12 động tác xoa mặt của phương pháp Diện Chẩn. Thực hiện các động tác này lặp lại 2-3 lần/ngày và cũng hết sức tập trung chú ý vào chỗ đau trong khi thực hiện các động tác trên.
    – Bạn cũng có thể xem tham khảo video hướng dẫn 12 động tác xoa mặt của Diện Chẩn trên kênh You tube trên và chọn ra các động tác nêu trên để thực hiện.

    3. Cách thứ 3:

    – Dùng lòng bàn tay chà xát vùng thắt lưng theo chiều lên xuống khoảng 30-40 cái/lần, 2-3 lần/ngày (xem hình 1).

    chua-dau-lung-bang-dien-chan-1
    – Dùng đầu ngón tay cái, chà xát và day ấn vào phía sau đốt thứ 2 của các ngón tay khác (lưng ngón tay), Bạn cũng có thể thực hiện thêm trên các ngón chân nếu thuận tiện. Mỗi vị trí tác động khoảng 30-60s/lần, 2-3 lần/ngày (xem hình 2).

    chua-dau-lung-bang-dien-chan-2
    – Dùng các đầu xương của nắm tay bên này (trái/phải), chà xát dọc theo lưng cẳng tay bên kia theo chiều lên xuống khoảng 30-40 cái/lần, 2-3 lần/ngày (xem hình 3).


    – Trong khi thực hiện các thao tác này, Bạn cũng cần tập trung chú ý vào vùng lưng đau.

    4. Cách thứ 4:

    – Tập động tác kéo giãn toàn thân theo phương pháp Thể Dục Tự Ý Bùi Quốc Châu như sau:
    + Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng (hoặc nằm duỗi thẳng người), hai bàn chân song song nhau và cách nhau khoảng rộng bằng chiều rộng của vai, hai tay thả lỏng dọc 2 bên thân. Thư giãn, hít thở nhẹ nhàng khoảng 2-3 hơi (xem hình 4)

    chua-dau-lung-bang-dien-chan-4
    + Bắt đầu: chắp 2 bàn tay vào trước ngực và từ từ đưa thẳng lên trên trời, đồng thời mũi HÍT HƠI VÀO nhẹ nhàng sao cho bắt kịp với động tác, cùng lúc đó, hai bàn chân cũng từ từ kiễng (nhấc gót) lên (xem hình 5). Nếu Bạn chưa quen giữ thăng bằng trong tư thế kiễng chân thì có thể đứng bình thường, không cần kiễng chân vội và sẽ tập cho quen dần sau.

    chua-dau-lung-bang-dien-chan-5
    + Kéo dãn toàn thân: ngửa hai lòng bày tay lên trời (hoặc chĩa thẳng mũi bàn tay lên trời cũng được nếu làm cách kia thấy khó), vươn người lên cao nhất có thể, kéo dãn toàn bộ sống lưng và GỒNG nhẹ các nhóm cơ bả vai, sườn, mông, đùi, bắp chân. Trong khi thực hiện tư thế này, Bạn cần NÍN THỞ và tập trung sự CHÚ Ý vào vùng lưng đau. Giữ tư thế này khoảng 3-4 giây (không nên giữ lâu hơn có thể sẽ gây ngộp thở, váng đầu hoặc đau lưng hơn do sự cố gắng quá độ) (xem hình 6).

    chua-dau-lung-bang-dien-chan-6
    + Kết thúc động tác: từ từ hạ cánh tay, hạ bàn chân xuống, đồng thời THỞ RA từ từ cùng nhịp với sự chuyển động của cánh tay (có thể thở ra bằng mũi hoặc bằng miệng đều được). Khi cánh tay đã buông xuống hết, trở lại tư thế chuẩn bị ban đầu thì cũng vừa thở ra hết (chú ý không nên cố thở ra cho hết khí trong phổi, có thể gây chóng mặt).

    – Lưu ý:

    + Đối với động tác Thể Dục Tự Ý quan trọng nhất là sự tập trung Ý vào chỗ đau, động tác và hơi thở phải đồng bộ, nhịp nhàng cùng nhau, vừa phải, thoải mái, không nên cố gắng quá độ.
    + Giữa các lượt thực hiện động tác, cần có khoảng thời gian nghỉ, thả lỏng toàn thân và hít thở điều hòa một vài hơi, rồi mới thực hiện động tác lượt tiếp theo.
    + Mỗi buổi tập, Bạn nên tập động tác này khoảng 3 lượt, 6 lượt hoặc 9 lượt (tùy theo sức), mỗi ngày Bạn nên tập 2-3 lần thì rất tuyệt vời.

    Chúc Quý Vị và Các Bạn tập luyện đạt kết quả tốt!

    Nếu Quý Vị và Các Bạn cần quan tâm đến những cách hỗ trợ chuyên sâu hơn bằng các kỹ thuật Diện Chẩn chuyên biệt, hoặc tác động tập trung theo những nguyên nhân cụ thể khác nhau, thì xin mời Quý Vị tham dự các buổi hướng dẫn theo chuyên đề “Tự chăm sóc Cơ Xương Khớp và Hệ Chuyển Hóa” vào 9h00 sáng thứ Năm hàng tuần tại Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu – Địa chỉ: số 1, ngõ 95 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội –

    Điện thoại liên hệ/ đăng ký: 1900.0201

    Kính tri ân Thầy Bùi Quốc Châu – Nhà Phát minh phương pháp Dưỡng Sinh Diện Chẩn thật kỳ diệu, giúp cho nhiều người có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân một cách dễ dàng và hiệu quả. Thầy cũng là Người Thầy kính yêu, luôn tận tâm dìu dắt các thế hệ kế cận tại Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu, nơi Thầy giữ cương vị Chủ Tịch Danh Dự.

    Cảm ơn Cô Trần Lan Anh – Nhà Sáng Lập Hội Quán, cùng tất cả Anh Chị Em cộng sự, Cộng Tác Viên và Học Viên đã chung tay xây dựng nên một môi trường Diện Chẩn thật tinh khiết, mang đậm tình yêu và tinh thần phụng sự Con Người.

    Người biên soạn
    Huỳnh Tâm Bình
    12/07/2022

    5/5 - (28 bình chọn)