TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

Phòng chống cảm lạnh, cảm cúm bằng kỹ năng dưỡng sinh Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

phong-chong-cam-lanh-cam-cum-bang-dien-chan

    Sử dụng bằng phương phápDưỡng Sinh Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

    Những ngày gần đây thời tiết thay đổi, nhiều người do sức đề kháng kém hoặc do chủ quan, rất dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus cúm. Nhẹ thì sổ mũi, hắt hơi, nặng thì có thể viêm họng, sốt, đau nhức khắp người… Những người có bệnh lý nền về đường hô hấp mãn tính như hen suyễn, lao phổi, viêm xoang… thì còn vất vả hơn nữa.
    Trước hết, chúng ta cần phân biệt hai triệu chứng để tránh nhầm lẫn:
    – Cảm Lạnh thông thường, chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến mũi, họng và xoang, gây sổ mũi, ho có đờm và thường không sốt hoặc sốt nhẹ, không lây. Cơ thể chỉ mỏi mệt khoảng 3-4 ngày, sau đó tự hết (nếu biết giữ gìn).
    – Còn Cảm Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus cúm và có lây qua đường hô hấp. Với những triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi, viêm họng, ho khan, đau đầu, đau nhức cơ bắp, suy nhược cơ thể. Triệu chứng thường kéo dài trên 5 ngày và có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc tích cực, kịp thời.
    Xin chia sẻ cùng Quý Cô Bác Anh Chị Em một vài thao tác đơn giản từ phương pháp Dưỡng Sinh Diện Chẩn Bùi Quốc Châu, có thể giúp chúng ta tự bảo vệ mình khỏi Cảm Lạnh và Cảm Cúm một cách dễ dàng.

    1. Để phòng bệnh:

    – Dùng máy sấy tóc sấy nóng các vùng: đường dọc trước ngực, bụng (từ yếu hầu đến xương mu) – mạch Nhâm; đường dọc sống lưng (từ xương cụt đến chẩm gáy) – mạch Đốc, 2 hốc nách, bẹn, cổ chân và bàn chân. Khoảng 2-3 phút/vùng, ngày 2 lần (sáng khi mới ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ).
    – Uống 1 cốc nước gừng nóng hoặc trà gừng vào buổi sáng trước khi ra khỏi nhà.
    – Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng, 2 vành tai, 2 bàn chân và 2 đầu gối.

    2. Khi có triệu chứng Cảm Lạnh, Bạn nên làm như sau:

    – Bước 1: thực hiện các thao tác phòng bệnh như trên.
    – Bước 2: xoa dầu cao (không nên dùng dầu nước) và chà nóng tại các vùng theo Hình 1,2,3, lặp lại 3-5 lần/ngày. Nếu Bạn có nhang ngải cứu thì có thể hơ lại các vùng trên khoảng 1 phút/vùng sau khi chà nóng bằng dầu cao, 1-2 lần/ngày, thì càng tốt.


    – Bước 3: cắt cao salonpas (nóng) thành những miếng nhỏ khoảng 3x3mm dán vào các vị trí huyệt trên mặt theo Hình 4 (Bộ Thăng Khí). 1-2 lần/ngày, lưu cao tối thiểu 90 phút, tối đa có thể để qua đêm.

    phong-chong-cam-lanh-cam-cum-bang-dien-chan-7

    3. Khi có triệu chứng nhiễm virus Cúm, Bạn nên làm như sau:

    – Bước 1: thực hiện các thao tác phòng bệnh như trên, nhưng thay vì dùng máy sấy thì bạn nên dùng khăn nóng, chà xát các vùng trên (mục 1).
    – Bước 2: gạch hoặc chà nhẹ vào 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết trên mặt (Hình 5), mỗi vùng 30-40 lượt, 5-7 lần/ngày. Bạn có thể dùng dụng cụ chuyên dụng (cây Sao Chổi) hoặc cán bút viết, đũa inox, hoặc ngón tay… nếu chưa có dụng cụ Diện Chẩn. Việc này rất quan trọng, giúp làm tăng sức đề kháng và kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể.


    – Bước 3: cắt cao salonpas, dán vào các vị trí huyệt trên mặt theo Hình 6 (Tăng Lực và Miễn Dịch). 2-3 lần/ngày, lưu cao tối thiểu 90 phút, tối đa có thể để qua đêm.

    phong-chong-cam-lanh-cam-cum-bang-dien-chan-8
    * Lưu ý: trường hợp nghi nhiễm virus Cúm, chúng ta nên đến các cơ sở Y tế để thăm khám kịp thời, đề phòng dịch. Tuy nhiên, bên cạnh việc được chăm sóc theo hướng dẫn của Bác Sĩ (nếu cần), bạn vẫn nên thực hiện các thao tác Diện Chẩn như trên, sẽ hỗ trợ rất tích cực cho việc phục hồi sức khỏe nhanh chóng và an toàn.

    Mong Quý Vị và Các Bạn kiên trì thực hiện để luôn có Sức Khỏe tốt!
    “Cảm Lạnh, Cảm Cúm, đẩy lui
    Nhờ có Diện Chẩn Thầy Bùi Quốc Châu”
    Kính Tri Ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu, đã phát minh ra những phương thức phòng và hỗ trợ trị liệu thật dễ dàng và kỳ diệu.
    26❤60..!

    5/5 - (15 bình chọn)