TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

HỖ TRỢ CHỮA U BƯỚU BẰNG DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU

    Bệnh lý về u bướu là vấn đề sức khỏe rất đáng quan tâm trong nước cũng như trên toàn cầu. Ở Việt Nam, hàng năm có hàng triệu ca mắc mới và không ít người tử vong. Vậy u bướu là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến u bướu và nên phòng ngừa, chữa trị ra sao? có thể phối hợp chữa u bằng Diện Chẩn cùng các phương pháp khác như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về những vấn đề nêu trên.

    1/Khối u bướu là gì?

    Trong bệnh lý u bướu, một số tế bào của cơ thể bắt đầu tăng sinh không kiểm soát và có thể lan rộng hay xâm nhập vào các mô xung quanh. U bướu có thể bắt đầu từ bất cứ nơi nào trong cơ thể con người. Thông thường, tế bào người phát triển và phân chia để hình thành các tế bào mới khi cơ thể cần chúng. Các tế bào khác sẽ già đi hoặc bị hư hại, chúng sẽ chết và các tế bào mới sẽ thay thế, đây là quá trình apoptosis, hay còn gọi là chết tế bào theo chương trình. Tuy nhiên, khi u bướu phát triển, quá trình trật tự này bị phá vỡ. Các tế bào ngày càng trở nên bất thường, các tế bào già hoặc bị hư hỏng vẫn tồn tại và các tế bào mới hình thành không đảm bảo được chức năng (tế bào không biệt hóa). Những tế bào này có thể phân chia mà không dừng lại sẽ hình thành các khối u.

    2/Nguyên nhân dẫn đến u bướu:

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể sinh u bướu, hiện nay khoa học đã liệt kê ra một số nguyên nhân như:

    – Cơ thể bị viêm nhiễm kéo dài ở một hay nhiều cơ quan nào đó.
    – Cơ thể xuất hiện gốc tự do, tác nhân oxy hóa làm tăng quá trình oxy hóa trong cơ thể gây rối loạn quá trình chết tế bào theo chương trình.
    – Suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể giảm sút dẫn tới dễ mắc bệnh.
    – Thực phẩm độc hại, hóa chất, ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, uống nhiều rượu bia.
    – Tác động của môi trường: Ô nhiễm môi trường, bức xạ (tia cực tím, tia X, bức xạ hạt nhân), không gian sống bí bách tù túng thiếu không khí.
    – Cơ thể ít vận động, gây tắc nghẽn trì trệ, lâu ngày dẫn đến thiếu ô-xi, chất dinh dưỡng tới tế bào, khiến cho tế bào phát triển không bình thường.
    – Trạng thái tâm lý tiêu cực: đây là một nguyên nhân cần được quan tâm do mọi người ít khi để ý đến. Những cảm xúc, trạng thái tâm lý tiêu cực kéo dài (như lo âu, buồn rầu, tức giận, hận thù, chán nản, thất vọng… đều mang tính Âm – tiêu cực, và sẽ khiến cơ thể sinh ra những bất thường ở cấp độ tế bào chính là một trong những nguyên nhân gây u bướu).

    3/ Phân loại u bướu và các triệu chứng thường gặp:

    Theo mức độ nghiêm trọng của bệnh thường chia ra làm 2 loại là u bướu lành tính và u bướu ác tính (hay còn gọi là Ung thư).

    – Khối u lành tính: Nếu các tế bào của khối u không phải là ung thư thì khối u đó là lành tính. Khối u lành tính có tính chất không xâm lấn các mô gần đó hoặc lan sang các khu vực khác của cơ thể (di căn). Một khối u lành tính ít đáng lo ngại trừ khi nó chèn ép vào các mô, dây thần kinh hoặc mạch máu gần đó và gây tổn thương. Ví dụ: u xơ trong u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt…
    Các khối u lành tính có thể cần phải được loại bỏ bằng phẫu thuật do chúng có thể phát triển rất lớn và nặng. Trong một số trường hợp, khối u lành tính có thể gây nguy hiểm, như khi có khối u trong não. Ngoài ra, các khối u lành tính có thể chèn ép vào các cơ quan quan trọng hoặc chặn hoạt động của cơ quan đó. Các khối u lành tính thường không tái phát sau khi loại bỏ, nhưng nếu có thì chúng thường tái phát ở cùng một nơi. U lành tính hầu hết tăng trưởng chậm, không di căn đến các bộ phận khác, có thể không cần điều trị.

    chua-u-bang-dien-chan-1

    Hình 1: Một số khối u lành tính ở tử cung và buồng trứng.

    – Khối u ác tính (còn gọi là Ung thư): Trường hợp này khối u không chỉ lớn lên về kích thước mà còn tạo thành các rễ cắm vào khu vực xung quanh, phá hoại các vùng này. Người ta gọi đây là tính chất xâm lấn của ung thư.

    Trong bệnh ung thư, các tế bào sinh sôi thành một khối mà chúng ta có thể nhìn (trực tiếp hoặc qua các phương tiện) hoặc sờ thấy được. Đa số bệnh ung thư có khối u, tuy nhiên không phải bệnh ung thư nào cũng tạo thành khối u (ví du: ung thư máu thường không tạo khối u vì các tế bào máu ác tính sinh sôi và lưu hành trong dòng máu)
    Các tế bào bị ung thư còn gọi là các tế bào ác tính có khả năng tách ra khỏi khối u ban đầu, trôi dạt đến các nơi khác trong cơ thể, sinh sôi tiếp ở đó tựa như ong tách khỏi đàn và đến nơi khác tạo một tổ ong mới. Tính chất này gọi là di căn.
    Khối u ác tính phát triển khá nhanh và xâm lấn các mô khỏe mạnh xung quanh, có thể lây lan qua hệ thống máu và bạch huyết. Cơ thể bị mệt mỏi, sụt cân nhanh.

    chua-u-bang-dien-chan-2

    Hình 2: khối u ác tính

    4/ Cách hỗ trợ Chữa U Bằng Diện Chẩn

    Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những khối u có thể nhìn sờ được (ví dụ u dưới da, u vùng họng) hoặc cảm nhận cơ thể có những biểu hiện bất thường trong ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt thì nên đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
    Song song với các phương pháp chữa u bướu thông thường, ta có thể phối hợp sử dụng các cách chữa u bằng Diện Chẩn như sau:
    – Xoay cổ tay ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3-5 phút: có tác dụng lưu thông khí huyết rất hiệu quả (cả hệ thống tuần hoàn, hệ bạch huyết, hệ kinh lạc…) do đó sẽ tăng lưu dẫn chất dinh dưỡng nuôi tế bào cơ thể, đồng thời đào thải dễ dàng các chất dư thừa khi tế bào trao đổi chất.
    Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết: giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
    – Đối với những khối u nhìn sờ thấy được: dùng kỹ thuật Xâm Mứt Gừng, xâm trực tiếp khối u khoảng 1-2 phút, kết hợp vừa xâm vừa hơ ấm bằng ngải cứu (không nên hơ nóng quá). Thực hiện 1-2 lần/ngày.
    – Đối với những khối u trong nội tạng: dùng kỹ thuật Tô Màu tiêu u bằng Que Dò (gạch nhẹ nhàng, 2 chiều, nhanh, dầy kín) vùng phản chiếu trên mặt tương ứng bộ phận bị u bướu. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
    – Ấn và dán cao salonpas kích thước 4x4mm vào các huyệt theo [hình 3]: 233,184,127,104,103,73,64,61,39,38,19,17,15,14,12,8,1. Và thêm những huyệt liên quan đến bộ phận bị u bướu.

    chua-u-bang-dien-chan-3Hình 3: Bộ huyệt chữa u bằng Diện Chẩn

    5/ Lưu ý về thói quen ăn uống sinh hoạt:

    – Hạn chế ăn những đồ ăn quá nhiều chất (thịt đỏ, cá đỏ, sữa bò), đồ ăn công nghiệp, đồ ăn đã quá hạn (ôi thiu, nấm mốc)
    – Hạn chế những thói quen làm Âm hóa cơ thể: uống nước đá lạnh, ăn cam, chanh, nước dừa, tắm gội muộn.
    – Tránh những suy nghĩ tiêu cực.
    – Tập thể dục đều đặn, hít thở không khí trong lành.
    – Nên bài trí đồ đạc vừa phải để làm thông thoáng không gian sống.
    – Tập Âm Dương Khí Công, nghe Tâm Ngôn hàng ngày.

    5/5 - (12 bình chọn)