GOODBYE ZONA!
1. Zona thần kinh là gì?
Bệnh Zona thần kinh còn gọi là bệnh Zona, tên tiếng Anh là Shingles, trong dân gian còn được gọi với tên gọi là “giời leo”. Bệnh zona là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) – virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên. Sau khi người bệnh bị bệnh thuỷ đậu đã khỏi thì vẫn còn một số virus Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Các virus này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch (những người mắc HIV hoặc ung thư, rất dễ bị zona TK), các sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể, một số biện pháp xạ trị…, loại virus này sẽ tái hoạt động. Chúng nhân lên và phát triển lan truyền ra các đầu dây thần kinh cảm giác làm tổn thương niêm mạc, da từ đó gây nên bệnh zona. Đó chính là lý do mà zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh.
Zona thần kinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khá nguy hiểm như Nhiễm trùng da, Viêm các dây thần kinh sọ não, giảm thị lực (nếu bị ở vùng đầu, mặt), Suy yếu nội tạng (nếu bị ở các vùng bụng, lưng)… Nhiều trường hợp, sau khi điều trị bằng thuốc bôi, vùng da bị bệnh đã liền nhưng virus vẫn phát triển ăn sâu vào bên trong cơ thể gây đau đớn cho người bệnh.
2. Dấu hiệu của người mắc zona thần kinh.
– Khi bị nhiễm virus Zona, người bệnh có thể bị sốt từ 38-39 độ C (cũng có trường hợp không sốt), đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt mỏi, nước tiểu vàng…
– Da người bệnh nổi ban đỏ đau rát, dần dần hình thành các đám mụn nước nhỏ, bọng nước tập trung thành từng chùm, dọc theo đường phân bố của dây thần kinh ngoại biên.
– Lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, sau màu chuyển đục, hóa mủ, sau vài ngày các mụn nước này vỡ đi, hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da giống như bị hắc lào.
– Xuất hiện cảm giác ngứa, đau rát bỏng, âm ỉ, đau như kim châm, giật giật từng cơn ở vùng da nhiễm bệnh.
– Có thể nghe kém bên tai cùng với bên bị bệnh. Trong tai xuất hiện tiếng ù như tiếng ve kêu, dế kêu
– Ngoài những triệu chứng trên người bị zona còn cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, đi loạng choạng, sợ ánh sáng, rối loạn bài tiết mồ hôi…
3. Zona thần kinh có lây không?
Zona không lây trực tiếp cho người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh zona, người tiếp xúc có khả năng bị nhiễm virus varicella-zoster (nguyên nhân gây bệnh). Khi bị nhiễm virus, mà trước đây chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin phòng thủy đậu thì người nhiễm có nguy cơ phát bệnh thủy đậu. Sau khi lành bệnh thủy đậu thì có thể bị zona.
Zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể dễ lây lan trong những người thân cận và trong khu vực vào mùa hè, mùa mưa, khi thời tiết giao mùa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần nếu người mắc có sức đề kháng tốt.
Nhiều người, mặc dù đã tiêm phòng ngừa zona hay thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh khi hệ miễn dịch không bền vững do khi ở chung với người bệnh zona, có những tiếp xúc thông thường như dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người bệnh. Khi những mụn nước do bệnh zona đã khô, tróc vảy, bệnh không còn khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh zona còn có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang người khác mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu, những người đã mắc bệnh thuỷ đậu sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.
(Tư liệu nghiên cứu bệnh học được tham khảo tại các nguồn: Bệnh viện Nhiệt Đới TW; Bệnh viện Vinmec và quan sát trên thực tế).
4. Xử lý Zona thần kinh bằng kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn Bùi Quốc Châu như thế nào?
Đây là một trong những chứng bệnh mà Diện Chẩn có thể xử lý khá dễ dàng và hiệu quả, do đặc thù tác động phản xạ thần kinh đa chiều của phương pháp.
Xin gửi tới Quý Độc Giả một quy trình gợi ý, giúp tự xử lý vấn đề này, bao gồm các kỹ năng như sau:
* Xử lý triệu chứng:
– Dùng dụng cụ Cào mini (nếu chưa có dụng cụ chuyên dụng, Bạn có thể dùng các loại nĩa có nhiều răng tương tự), cào nhẹ trên bề mặt da ở sát bên cạnh và lân cận các vùng bị bệnh, tránh cào trực tiếp trên các vết mụn rộp, trường hợp trên bề mặt da đã liền thành sẹo mà vẫn đau nhức bên trong thì có thể cào ngay trên vết sẹo và xung quanh đó. Chia thành từng vùng/đoạn khoảng 5-10cm, mỗi vùng/đoạn cào khoảng 30s – tương đương 30-40 lượt (lưu ý, cào rất nhẹ và chậm). (Xem hình 1)
– Dùng nhang ngải cứu hơ chậm trên các vùng đã cào (nếu thực hiện giúp cho người khác hoặc tại những chỗ có thể thao tác bằng 2 tay thì vừa cào vừa hơ cùng lúc), nên giữ cây nhang ngải cứu cách đều trên bề mặt da khoảng 2-3cm. Mỗi vùng hơ khoảng 30-60s, trong khi hơ sẽ có những điểm bắt nhiệt, cho cảm giác nóng rát mạnh, thì dừng tại những vị trí đó và nhấc cây nhang ngải cứu dần lên tới cao độ phù hợp, sao cho vẫn cảm nhận được sự nóng rát hút vào bên trong, nhưng không quá nóng như bị bỏng, thường thì sẽ thấy cảm giác nóng rát vừa phải kèm theo ngứa râm ran lan tỏa trên da một cách dễ chịu, hơ giữ như vậy khoảng 20-30s/điểm. (Xem hình 2)
– Lưu ý riêng: Có thể thoa một chút tinh dầu, những loại có tính mát hoặc trung tính và có tác dụng tốt cho da (như dầu Sachi, dầu Olive hoặc dầu Tràm…) trước khi cào và hơ để tăng hiệu quả, chú ý, không thoa dầu lên các vùng da đã bị vỡ mụn và lở loét.
Các thao tác trên, nên làm 1-2 lần/ngày (không nên quá 2 lần).
* Trị gốc bệnh:
– Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng dụng cụ Cây Sao Chổi (nếu chưa có dụng cụ chuyên dụng, Bạn có thể dùng cán bút, cán thìa café hoặc đầu đũa inox… tròn láng để thay thế), giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, 2-3 lần/ngày. (Xem hình 3)
– Bấm và lưu cao salonpas bộ huyệt tổng hợp sau (tăng sức đề kháng, tập trung cho da và thần kinh): 26,19,127,0,50,37,38,300,124,34,61,1,7,113,156. Trường hợp có người không phù hợp với cao salonpas (gây dị ứng hoặc quá nóng rát khó chịu, làm tăng huyết áp) thì không cần lưu cao, mà chỉ nên day ấn bộ huyệt 3 vòng cách quãng (day/ấn khoảng 10-15s/huyệt, lần lượt xong 1 vòng bộ huyệt trên thì nghỉ 1-2 phút, lặp lại như vậy 3 vòng). Thực hiện 2-3 lần/ngày, nếu lưu cao, cần được tối thiểu 60 phút/lần, khi bóc cao ra, chú ý xoa mặt khoảng 2-3 phút (tập trung tại các vùng huyệt có dán cao) để điều hòa trạng thái cơ thể. (Xem hình 4a, 4b).
– Lưu ý riêng: Với những người chưa biết kỹ thuật dò và ấn huyệt của Diện Chẩn thì có thể bỏ qua thao tác day ấn bộ huyệt, chỉ với 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết đã có tác dụng rất tốt rồi.
Trên đây là cách làm mà TG đã thấy có hiệu quả tốt trên nhiều người (không phải là cách duy nhất), đặc biệt, với cách này đa số mọi người có thể tự thực hiện được cho bản thân mình hoặc giúp cho người thân dễ dàng. Kết quả thường thấy, tùy theo từng tình trạng cụ thể, sau khoảng 1-3 ngày thực hành, các triệu chứng rát, ngứa, đau, nhức đã giảm rõ rệt, sau 3-5 ngày, các vết mụn rộp, lở loét sẽ khô và đóng vảy, sau 7-15 ngày có thể khỏi hoàn toàn. Thậm chí, với nhiều trường hợp bị di chứng của zona nhiều năm (đã liền sẹo trên bề mặt nhưng bên trong vẫn rất đau nhức mỗi khi trở trời hoặc theo chu kỳ) cũng có thể dứt hẳn sau khoảng 2-5 tuần thực hành theo những kỹ năng này.
– Lưu ý chung: Quý Vị và Các Bạn vẫn có thể điều trị bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ), song song với thực hành các kỹ năng này mà không gây ảnh hưởng xấu lẫn nhau, thậm chí còn hỗ trợ tốt hơn cho việc dùng thuốc. Với những người đã tin tưởng và quen thực hành Diện Chẩn thì có thể không cần dùng thuốc mà vẫn đạt được kết quả như trên đã trình bày.
Kính tri ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu – Nhà Phát Minh Diện Chẩn Việt Y Đạo, người Thầy vĩ đại đã khám phá ra một phương pháp Y học tự nhiên của Người Việt, rất kỳ diệu, giúp cho nhiều người có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân một cách chủ động, đơn giản và an toàn.
Cảm ơn Thầy Bui Minh Tri – Tổng Giám đốc Vietmassage BQC, đã luôn ủng hộ và đồng hành cùng chúng tôi.
Cảm ơn Cô Maria Trần Lan Anh – Người đã gieo hạt giống Tình Yêu và Lòng Biết Ơn trong chúng tôi.
Trân quý Lòng Tin và sự Nhiệt Tâm của Quý Học Viên cùng Anh Chị Em trong gia đình Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu.
Chúc Quý Vị và Các Bạn luôn mạnh khỏe!
Tác giả: Thầy Huỳnh Tâm Bình