TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

ĐAU THẦN KINH TOẠ VÀ CÁCH XỬ LÝ BẰNG DIỆN CHẨN

chua-dau-than-kinh-toan-bang-dien-chan-12

    ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ ?

    Dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to, trên cơ thể con người có 2 dây thần kinh hông to nằm ở bên phải và bên trái. Đây là đôi dây thần kinh dài nhất cơ thể người bắt đầu từ thắt lưng đến ngón chân, có vai trò điều khiển sự vận động của các chi mỗi bên và chi phối cảm giác của các khu vực nó đi qua.

    chua-dau-than-kinh-toan-bang-dien-chan-3

    TRIỆU CHỨNG

    Đau thần kinh tọa là tình trạng đau dọc dây thần kinh xuất phát từ thắt lưng sau đó chạy qua mông rồi xuống mặt sau đùi,rồi xuống cẳng chân, mắt cá chân, ngón chân.. với những biểu hiện điển hình: đau, nóng rát, tê cứng hoặc ngứa râm ran, mỏi cơ, yếu cơ ở chân và bàn chân; khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày: có khi nằm cũng đau, ngồi cũng đau, và khó thực hiện tư thế đứng thẳng chân và cúi gập người. Các cơn đau có thể diễn ra ở mức độ nhẹ sau tăng dần, có thể dẫn đến chi dưới mất cảm giác, không kiểm soát được đại tiện.

    NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

    – Nguyên nhân:

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thoái hoá cột sống và thoát vị đĩa đệm. Khi các đĩa đệm (các tấm đệm giữa các đốt sống) bị lồi ra sẽ gây chèn ép dây thần kinh từ đó gây ra bệnh đau thần tọa. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như : Hẹp cột sống (thường gặp ở những người già trên 60 tuổi); viêm khớp, thoái hóa khớp: gây ra kích thích, sưng dây thần kinh và gây đau; sai tư thế đột ngột cũng gây đau thần kinh toạ.

    – Các yếu tố nguy cơ:
    – Do tuổi tác: hầu hết người mắc bệnh từ 30- 50 tuổi,
    – Do trọng lượng cơ thể: do thừa cân béo phì hoặc phụ nữ đang mang thai có trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên cột sống.
    – Do bệnh tiểu đường lâu ngày gây tổn thương dây thần kinh
    – Do tính chất công việc: những người thường xuyên làm những công việc mang vác nặng, nhân viên văn phòng ngồi làm việc lâu trong một tư thế cũng có thể gây tổn thương đĩa đệm dẫn đến đau đây thần kinh hông to.

    ĐAU THẦN KINH TOẠ VÀ CÁCH XỬ LÝ BẰNG DIỆN CHẨN DIỆN CHẨN

    – Bước 1: Khai thông khí huyết toàn thân bằng cách dùng Que Dò gạch mặt khai thông trên toàn bộ khuôn mặt, khi gạch mặt chú ý đến các điểm, vùng đau nhói, đau tức hoặc các dấu hiệu bất thường khác như sần sật, lõm, hoặc khác màu da, lỗ chân lông to…tại các điểm, vùng tương ứng đồng ứng vùng sống lưng đặt biệt vùng thắt lưng, xương chậu và xương cùng cụt.

    – Bước 2: Đánh 6 vùng phản chiếu để nâng cao sức đề kháng, nâng cao tổng trạng sức khỏe. Thực hiện từ 1-3 lần/ngày tùy theo cảm nhận của cơ thể.

    – Bước 3: Khai thông toàn bộ vùng lưng bằng các dụng cụ Diện Chẩn: dùng Con Nhện làm thủ pháp Khai Sơn Phá Thạch, tiếp đến dùng các dụng cụ khác như cây Lăn Cầu Đinh, cây Lăn Cầu Gai Đôi, cây Xương Cá, Chày Đâm Tiêu…(không nhất thiết phải sử dụng hết tất cả các dụng cụ trên) kết hợp dùng hơi nóng từ điếu ngải cứu hoặc máy sấy tóc sẽ giúp khai thông hiệu quả hơn.

    Lưu ý: thực hiện với cường độ lực và thời gian vừa phải, miễn sao cảm thấy thoải mái dễ chịu.

    – Bước 4: Day ấn và dán cao Salonpas bộ huyệt sau 34,197,210,1,5,43,45,174,74,64,143,253,0.

     

    – Nếu có hiện tượng sưng tấy tại các khớp hoặc các vùng đau thì thực hiện thêm bộ huyệt tiêu viêm: 143,127,85,61,60,57,50,41,38,37,29,26,16,5,3

    chua-dau-than-kinh-toan-bang-dien-chan-1

    Lưu ý: dán cao Salonpas khoảng 3 tiếng, sau đó bóc ra. Trong khi dán cao nên kiêng nước kiêng gió. Có thể dán cao để qua đêm sẽ hiệu quả với bệnh mãn tính. Không dùng cho người bị dị ứng cao Salonpas.

    NHỮNG LƯU Ý VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ ĐAU THẦN KINH TỌA

    – Tập luyện :

    Cần tập các bài tập thể dục vừa sức, thường xuyên để nâng cao sức khoẻ và sự dẻo dai: thực hiện 12 động tác mát xa mặt và xoay cổ tay Diện Chẩn hàng ngày, đu xà đơn, nằm ngửa trên mặt phẳng đạp xe đạp trên không, bơi lội nhẹ nhàng… không nên chơi các môn thể thao có cường độ mạnh như: các môn bóng đá, bóng chuyền, tenis, không nên mang vác vật nặng, không đeo balo quá nặng..

    – Chế độ dinh dưỡng:

    – Ngoài các phương pháp chữa bệnh và luyện tập thì người bị bệnh đau thần kinh toạ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bổ sung các vitamin C và các vitamin nhóm B (B1,B6,B12).

    – Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, ổi, kiwi, dâu tây, cà chua…có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tổn thương ở dây thần kinh, hỗ trợ quá trình làm lành các tổn thương trong cơ thể.

    – Vitamin nhóm B có tác dụng kích thích sản sinh tế bào máu, giảm đau thần kinh, cải thiện tín hiệu dẫn truyền thần kinh, khắc phục các tổn thương ở thần kinh. Các vitamin nhóm B có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu như đậu trắng, đậu Hà Lan, súp lơ, măng tây, quả bơ, gan động vật, các loại thịt, cá ngừ, cá hồi, trứng, phomai…

    – Tuy nhiên người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm mang tính âm như cam, chanh, cà chua… để bổ sung vitamin C, các loại hạt đậu, sưã và các chế phẩm từ sữa… bổ sung vitamin nhóm B vì sẽ làm cơ thể bị nhiễm âm nhiều hơn làm cho bệnh đau thần kinh toạ và các bênh xương khớp nói chung lâu khỏi và còn sinh ra các bệnh khác. Bản thân tôi biết vài người rất thích uống nước cam, chanh và nước dừa hàng ngày nên bị đau cổ vai gáy chữa mãi cứ bị tái đi tái lại nhiều lần.

    https://youtu.be/1qymgQonDEU 12 động tác massage mặt Diện chẩn
    https://youtu.be/MzkWhNfvs6s Xoay cổ tay Diện chẩn

     

    Trần Hương Diện Chẩn

    Xin kính tri ân GS-TSKH Bùi Quốc Châu người phát minh ra phương pháp Diện Chẩn đơn giản mà diệu kỳ, giúp em có thêm phương tiện lan toả tình yêu thương đến mọi người.
    Xin cảm ơn cô Trần Lan Anh thầy Huỳnh Tâm Bình đã tiếp thêm tình yêu Diện Chẩn cho em.
    Xin cảm ơn các thầy, các anh chị em ở Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu đã yêu thương, giúp đỡ em.❤️

    5/5 - (12 bình chọn)