TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

DIỆN CHẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY

chua-viem-loet-da-day-bang-dien-chan

    VIDEO hỗ trợ TỰ XỬ LÝ VIÊM DẠ DÀY

    DIỆN CHẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY

    1. Viêm loét dạ dày là gì, đối tượng mắc là ai?

    – Viêm loét dạ dày là bệnh khá phổ biến ở nước ta và trên thế giới. Những người mắc bệnh đa số chỉ có một ổ loét, song cũng có trường hợp có 2,3 ổ loét ở dạ dày. Vị trí ổ loét thường gặp nhất ở bờ cong nhỏ, hang vị và môn vị, hiếm gặp ở tâm vị và bờ cong lớn. Ổ loét hình tròn hoặc bầu dục, đa số có đường kính nhỏ hơn 2cm.
    – Nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và độ tuổi mắc thường từ 20-40 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở người trên 70 và trẻ em dưới 1 tuổi.

    2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, triệu chứng và các biến chứng có thể gặp phải:

    2.1. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày:
    – Do stress tâm lý
    – Rối loạn nội tiết
    – Sinh hoạt không điều độ: thức khuya, ăn uống không đúng giờ, thói quen bỏ bữa sáng, ăn nhiều vị chua cay, lạm dụng rượu bia, thuốc lá…
    – Do tác dụng phụ của thuốc điều trị (đặc biệt các thuốc điều trị bệnh xương khớp).
    – Do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

    2.2. Triệu chứng:
    – Đau có tính chất chu kỳ từng đợt, đau ngay sau khi ăn hoặc sau ăn 15-30 phút có khi 2-3 giờ tuỳ vị trí ổ loét.
    – Rối loạn dinh dưỡng; ở dạ dày: ợ hơi, nấc, buồn nôn
    – Rối loạn tiêu hoá: bụng chướng hơi, táo bón hoặc đau khung đại tràng.
    – Sờ vùng bụng: có hiện tượng co cứng cơ vung thượng vị, ấn vào vùng này bệnh nhân thấy đau tăng. Ngoài hiện tượng đau không còn các biểu hiện khác.

    2.3. Khi bị viêm loét nếu không điều trị dứt điểm dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm:
    – Chảy máu dạ dày
    – Thủng dạ dày
    – Ung thư dạ dày

    dien-chan-chua-viem-loet-da-day

    3. Diện chẩn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày như thế nào?

    Bước 1: gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết ngày 2,3 lần có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể
    Bước 2: giảm cơn đau tức thì ta có thể :
    + Dùng cây dò huyệt dò tìm sinh huyệt vị trí đồng ứng dạ dày trên mặt ( vùng trán bên trái và từ cánh mũi trái vòng xuống môi trên) thấy chỗ nào đau nhói, đau tức hoặc không đau, da bì bì thì day ấn khoảng 30 tiếng đếm sau đó hơ ngải vào sinh huyệt, khi hơ vùng cánh mũi cẩn thận không làm khói bay vào mũi, có thể day ấn huyệt rồi dán cao salonpas.

    dien-chan-chua-viem-loet-da-day-1

    + Hơ ngải vùng tai, hơ ấm khoảng 2 phút,nếu thấy chỗ nào nóng rát như phải bỏng hoặc có cảm giác châm chích có thể là vị trí loét tương ứng trong dạ dày thì hơ kỹ vùng đó.
    + Kết hợp day ấn khoảng 1phút sau đó hơ ngải hoặc cắt miếng cao salonpas kích thước 2*2cm dán vào vị trí đồng ứng bụng trên bụng tay ( dùng ngón tay hoặc đầu day của cây dò day để tìm vị trí đau trên bụng tay)
    Bước 3: điều trị hàng ngày: hơ ngải vùng dạ dày trên trán, hơ vùng tai khoảng 2,3 phút (lưu ý những điểm hút nóng nhiều), hơ vùng bụng tay kết hợp day ấn và dán cao bộ huyệt tiêu viêm dạ dày: 143, 127, 85, 61, 50, 41, 38, 37, 17, 26, 0, 16, 3, 5, 120, 121, 113

    4. Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày:

    – Uống một cốc nước ấm mật ong có thể kết hợp thêm tinh bột nghệ vào buổi sáng sau khi thức dậy ( trước bữa sáng 30 phút) và buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng.
    – Nên ăn các thực phẩm bổ sung vitamin: vitamin A, B, C, E như thanh long, khoai tây, khoai lang,… những chất này có công dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tái cấu trúc niêm mạc dạ dày;
    – Không nên dùng sữa tươi và các sản phẩm chứa nhiều cafein
    – Không dùng rượu, bia và các chất chứa cồn
    – Không ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, đồ ăn lên men như dưa cà muối, kim chi…
    – Không nên ăn các loại trái cây thuộc họ cam chanh.

    Trần Hương Diện Chẩn

    5/5 - (19 bình chọn)