TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

LÀM GÌ KHI THỜI TIẾT BỊ “ẨM ƯƠNG”

    LÀM GÌ KHI THỜI TIẾT BỊ “ẨM ƯƠNG”⁉️

    Thời tiết mấy ngày này tại Hà Nội đúng thật là … ẨM.
    Đây là kiểu thời tiết đặc trưng tại miền Đông Bắc nước ta, mà ông bà xưa nay vẫn hay gọi là “trời nồm”. Là khi trời bắt đầu chuyển từ lạnh sang ấm, gió nồm mang hơi nước làm độ ẩm trong không khí tăng cao, trong khi đó nền nhà và tường vẫn đang ở nhiệt độ thấp do vừa trải qua mùa đông, dẫn đến hơi nước gặp lạnh sẽ bị ngưng tụ lại. (Giống như trò của trẻ con hay hà hơi làm mờ kính khi trời lạnh).
    Độ ẩm nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và đặc biệt là sức khỏe con người. Trong bài này tôi chỉ đề cập đến phạm vi sức khỏe, kính mời Quý vị cùng theo dõi tiếp.
    Trong ngôn ngữ Việt Nam ta thì từ “ẩm” xuất hiện trong một số trường hợp sau: “ẩm thấp”, “ẩm ướt”, “ẩm mốc”, “ẩm ương” và “ẩm IC” (một từ mới xuất hiện trong cuộc sống hiện đại). Qua đó thấy được cái sự “ẩm” kia ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào.
    Ví dụ: “ẩm thấp” sẽ liên quan đến “thấp khớp”, “hàn thấp”… tức là sẽ làm cho các b.ệnh về xương khớp tiến triển nặng, gây đau nhức hơn. Rồi “ẩm ướt”, “ẩm mốc” sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển, gây nên những b.ệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản… Độ ẩm cao cũng khiến đàm thấp trong người tăng lên, khiến cơ thể trì trệ, uể oải, mệt mỏi, khó chịu, dễ nổi cáu… những lúc như vậy con người ta dễ rơi vào trạng thái “ẩm ương” và “ẩm IC” lắm 😵‍💫.

    🌟Vậy trong những ngày như vậy ta nên làm gì? Kính mời Quý vị cùng áp dụng một số cách sau:

    ☑️Dùng máy sấy tóc sấy ấm cơ thể, đặc biệt là sau khi tắm xong. Tập trung sấy kỹ vùng dọc trước thân người từ cổ họng xuống bụng dưới, nách, bẹn, dọc cột sống, vùng phổi sau lưng: mỗi vùng khoảng 1-3 phút. Sấy như vậy giúp thoát nhanh hơi nước đọng trên da, vừa làm ấm cơ thể, ấm phổi long đờm, lại giúp tăng cường sức đề kháng phòng ngừa virus. (Giống như máy móc điện tử bị ẩm IC, có khi chỉ cần sấy một lúc là lại chạy bình thường).
    ☑️Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết (video hướng dẫn chi tiết dưới phần bình luận). Kỹ thuật này giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, điều hòa tiết dịch và đào thải đờm thấp khỏi cơ thể được nhanh hơn.
    ☑️Dùng cây lăn cầu gai hoặc trục gai lăn khắp mặt và cơ thể người, thực hiện 1- 2 lần/ngày. Dụng cụ bằng gai nhựa này mang tính Dương, có tác dụng làm lưu thông khí huyết, săn chắc cơ thịt, giảm đau mỏi cơ xương khớp.
    ☑️Để tăng hiệu quả có thể thực hiện thêm kỹ thuật Hơ Nhâm Đốc (video dưới phần bình luận). Thực hiện 1 lần/ngày và hơ trong khoảng 7-10 ngày, lưu ý nhớ uống 1 cốc nước ấm trước mỗi lần hơ.
    ☑️Uống đủ nước hàng ngày (nên uống nước ấm) sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố và đờm thấp nhanh hơn.
    💝Kính chúc Quý vị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an trong năm mới.
    Ai bị “ẩm” mà làm Diện Chẩn xong thấy đỡ “ương” thì xin chia sẻ cho những người xung quanh được biết.

    📖Những Đại giản thuật Diện Chẩn được hướng dẫn chi tiết trong khóa học Diện Chẩn Thực Hành sắp khai giảng tại Hội Quán (chi tiết ở phần bình luận).
    🙇Kính Tri Ân Thầy Tổ Bùi Quốc Châu – Nhà phát minh Âm Dương Khí Công, Diện Chẩn Việt Y Đạo.

    Gv. Hoàng Minh Hải

    5/5 - (53 bình chọn)