ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

TÁC DỤNG KỲ DIỆU CỦA KHÍ CÔNG

    TÁC DỤNG KỲ DIỆU CỦA KHÍ CÔNG

    1. Tạo cân bằng âm dương

      – Phép dưỡng sinh trong khí công là thông qua luyện tập “Khí Công” để đạt đến sự cân bằng âm dương
      – Âm dương cân bằng thì sống khỏe, âm dương thiên lệch tất bệnh…
      – Thân thể được bảo tồn sức khỏe đều do trong thân thể được vận động và biến hóa không ngừng bảo tồn được trạng thái cân bằng của âm dương.

    2. Điều hòa khí huyết

      – Khí công chủ yếu rèn luyện “khí” trong cơ thể con người, đồng thời phát sinh ảnh hưởng quan trọng đối với huyết.
      – Khí huyết điều hòa thì hoạt động sinh mệnh cơ thể vận hành bình thường, khí huyết thất thường thì phát sinh bệnh tật.

    3. Tác dụng lưu thông kinh lạc

      – Sự thông suốt của kinh lạc, sự vận hành của huyết dịch phải dựa vào hoạt động của khí mới thực hiện được. Khi luyện công đạt đến một trình độ nhất định sẽ xuất hiện “nội khí” vận hành trong cơ thể hoặc cảm giác khí lan đến nơi có bệnh làm thuyên giảm bệnh tật.
      – Luyện tập khí công có tác dụng lưu thông kinh lạc.

    4. Bồi dục chân khí

      – Chân khí hay còn gọi là nguyên khí, chính là năng lượng sinh mệnh của cơ thể con người.
      – Mục đích của khí công là điều động năng lực tiềm ẩn trong cơ thể bồi dục chân khí của nhân thể, đạt đến tác dụng dự phòng và điều trị bệnh tật, bảo vệ và kiện toàn thân thể.

    5. Dự phòng và điều trị bệnh tật

      – Thực tiễn đã chứng minh khí công đã chữa lành một số các bệnh như: cao áp huyết, sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn, nhược cơ, lao phổi, đái đường, các chứng đau lưng nói chung, thấp khớp, bệnh lý về kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu, di tinh, mộng tinh…
      – Đối với một số bệnh mãn tính dễ tái phát, khí công có thể củng cố hiệu quả điều trị.

    6. Tác dụng bảo vệ và kiện toàn sức khỏe

      – Khí công có công năng: cải thiện hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh…
      – Có tác dụng: cải thiện giấc ngủ, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực và trí lực, nâng cao hiệu suất công việc và sức bền hoạt động.

    7. Kéo dài tuổi thọ

      – Khí công được mệnh danh là ‘khước bệnh diên niên chỉ thuật”, hàm ý luyện tập khí công vừa có thể phòng và điều trị bệnh tật vừa có thể kéo dài tuổi thọ.
      – Người già luyện tập khí công: duy trì huyết áp, thị lực và thính lực không thuyên giảm, giấc ngủ rất sâu, tinh thần sung mãn, giọng nói vẫn ngân vang, bước đi vẫn vững chải, rất ít có bệnh tật…

    10 Lợi ích khi luyện tập Khí Công

    01 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Tuần Hoàn
    02 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Hô Hấp
    03 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Thống Tiêu Hóa
    04 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Thống Xương Khớp
    05 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Cơ
    06 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Thần Kinh
    07 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Thống Bài Tiết
    08 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Nội Tiết
    09 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Thống Sinh Sản (nữ)
    10 – Chăm sóc, bảo tồn Hệ Thống Sinh Sản (nam)

    Luyện tập Khí Công giúp khỏe mạnh Ngũ Tạng:

    Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch. Có 5 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận.
    – Tâm ý chỉ tim
    – Can ý chỉ gan
    – Tỳ ý chỉ lá lách
    – Phế ý chỉ phổi
    – Thận là hai quả thận (cật)

    Luyện tập Khí Công giúp khỏe mạnh Lục Phủ:

    Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.
    – Đởm ý chỉ mật
    – Vị ý chỉ dạ dày
    – Tiểu Trường ý chỉ ruột non
    – Đại Trường ý chỉ ruột già
    – Bàng quang ý chỉ bọng đái
    – Tam tiêu ý chỉ thượng tiêu, trung tiêu, và hạ tiêu. Thượng tiêu là phần cuống họng trở lên, trung tiêu là phần giữa của dạ dày, và hạ tiêu phần cuống dưới của dạ dày.

     

    Xếp Hạng