“Tắm Dưỡng Sinh”, Bạn đã biết chưa? Bí quyết của sống Khoẻ mỗi ngày.
Bạn có biết về các Đại Giản Thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu không?
Cách đây hơn 20 năm (1999-2000) Thầy tổ có viết trong cuốn “Kinh Nghiệm Điều Trị”(trang số 43) về các Kỹ Thuật Cơ Bản của Diện Chẩn, trong đó có một kỹ thuật mình cho là rất quan trọng (vì ai cũng có cơ hội thực hành nó mỗi ngày), đó chính là Kỹ thuật:
“ Tắm Với Nước Nóng Có Chà Khăn ( hoặc xơ mướp) Khắp Người”.
Trước khi đọc được phần này trong sách của Thầy Tổ thì mình đã có nghiên cứu về cách tắm và giá trị của việc tắm đúng cách, vì sao đang uể oải tắm xong lại khoẻ? Sau khi biết về Diện Chẩn và giá trị của Bề mặt Da thì càng trân quý những gì Thầy cho và có một vài gợi ý để bạn tiện tham khảo nhé!
Trước khi tắm
1. Da của chúng ta có thở không? Có, chắc chắn là có (gọi là hô hấp thì phải hii). Vậy khi nó thở ra là đẩy Khí- hơi nước ( mồ hôi, thải độc qua da nên ai mà khó hoặc không ra mồ hôi là cũng hơi mệt đấy ạ), và nó thở ra ắt sẽ phải có Hít vào chứ nhỉ?( và đây mới chỉ là một chức năng nhỏ của da thôi ạ). Vì thế cũng rất dễ nhiễm hàn, nhiễm độc qua da. Cho nên, việc đầu tiên là bạn đừng tắm đêm nhé! Vì đêm thuộc âm,( ngày thuộc dương) nước thuộc âm ( lửa thuộc dương) nên nếu bạn tắm đêm muộn sẽ dễ nhiễm hàn thấp, dẫn đến đau mỏi xương khớp và một số bệnh hàn lạnh khác. ( gọi là Thấp Khớp mà không gọi là Cao Khớp nhỉ?). Túm lại: nên tắm vào Buổi Sáng nhé! ( tất nhiên khi cần tắm thì bất kỳ buổi nào cũng có thể tắm nhưng nhớ làm theo các bước gợi ý nhé!)
2. Tắt máy lạnh trước khi bạn vào phòng tắm. (Vì hầu hết các gd đều đủ tiện nghi, phòng ngủ nào cũng có nhà tắm) để đảm bảo rằng khi bạn tắm xong, cơ thể không bị lạnh đột ngột. ( rất nhiều người đã bị nhiễm khí lạnh vì sau khi tắm vào phòng lạnh ngay).
3. No thì Ấm, Đói Thì Rét(tắm lúc Đói quá cũng dễ bị cảm lạnh). Do đó, bạn có thể uống một ly nước ấm trước khi bước vào phòng tắm nhé! ( đừng để bụng đói quá).
4. Trong nhà tắm có sẵn:
– Khăn choàng
– khăn chà người
– máy sấy tóc
– Nước ấm
Cách tắm:
( với cách tắm này thì bạn khoing cần xà bông vẫn sạch.)
1. Dùng khăn ấm chà vài ba lần trên mặt.
2. Sau khi xả nước ấm toàn thân, bạn dùng vòi sen nước ấm xối chậm dọc hõm cổ đến bộ phận sinh dục, từ xương cụt lên chân tóc gáy. ( đây là chia sẻ của anh Lê Hồng Kỳ và có nhiều người thường gọi vui theo anh là Thuỷ Nhâm Đốc).
3. Dùng khăn ấm chà khắp cơ thể, mỗi vị trí ít là từ 5-7 lần cho da hơi ửng hồng. ( da là nơi báo bệnh cũng là nơi trị bệnh nên lúc này ta cũng đang sử dụng Điều Khiển LP đấy.), đừng chà qua loa nhé, vì nhiều khi chúng ta chưa kịp khai thông chỗ tắc nghẽn đã bỏ qua chỗ khác rồi.
4. Sau khi chà thì xối nước ấm toàn thân một lần nữa và bạn có thể dừng lại ở một số vị trí vòi sen đi qua khiến bạn dễ chịu như: cổ gáy, thắt lung..
5. Sau khi lau khô người với khăn, bạn dùng máy sấy tóc cũng đi chậm khoảng 3 lần hai mạch trước ngực và sau lưng. ( từ hõm cổ tới xương mu, từ xương cụt lên chân tóc gáy, tựa như hơ nhâm đốc), sấy hai bên nách, bẹn ( háng) khoeo tay, khoeo chân. Nếu bạn là phụ nữ thì nhớ sấy quanh chân bầu ngực nữa nhé. Sau đó, bạn dừng lại tại vùng bụng dưới ( khí hải) vài phút giữ ấm nhé. Lúc này khí mạnh lên sẽ đẩy hơi nước thoát ra ngoài qua da. (Thứ nước mà da mới… hít vào. hiii, nói vậy cho dễ hiểu ạ)
Việc sấy này bạn hình dung như việc rửa xe ô tô xong người thợ dùng máy sì khô, sì vào các ngóc ngách cho nước không đọng lại gây rỉ sét ấy. Cơ thể chúng ta cũng vậy, thường những nơi có nếp nhăn, nếp gấp, ngóc ngách.. cũng là những nơi vừa có thể gây bệnh cũng là nơi trị bệnh. ( Nhất Nguyên Luận)
Rồi xong, mặc đồ và bước vào căn phòng KHÔNG LẠNH.
Mọi kinh nghiệm mình đều được rút ra từ công trình phát minh của GS TSKH Bùi Quốc Châu.Chúng ta cùng Kính tri ân Thầy Tổ nhé!
Tạ ơn Đấng Sáng Tạo.
Maria Trần Lan Anh.