ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

TĨNH CÔNG VÀ ĐỘNG CÔNG TRONG KHÍ CÔNG

    TĨNH CÔNG VÀ ĐỘNG CÔNG TRONG KHÍ CÔNG

    THẾ NÀO LÀ CÔNG PHÁP TĨNH CÔNG, NỘI CÔNG VÀ “ĐỘNG TRONG TĨNH”, TRONG KHÍ CÔNG ?

    “Tĩnh công” còn gọi là “Nội công” là một loại  công pháp lớn trong Khí công. Gọi là Tĩnh công tức là chỉ về áp dụng mọi tư thế Tĩnh về ngồi, nằm, đứng thông qua mọi phương pháp luyện ý, luyện khí như là : Buông lỏng, nhập tĩnh, ý thủ, xem trọng về rèn luyện nội bộ trong thân thể người ta như : “Tinh”, “Khí”, “Thần”, “Tạng phủ”,”Kinh lạc”, “Khí huyết”, “Huyết dịch”, v.v… Đấy là một loại công pháp “TĨNH trong ĐỘNG”. Gọi nó là “Tĩnh công” là vì người luyện công pháp này về trạng thái bên ngoài là áp dụng một loại tư thế cố định không di động. Gọi nó là “Nội công” là vì người luyện công pháp này lấy Tinh khí, Tạng phủ, Kinh lạc là đối tượng huấn luyện.

    Gọi nó là “Động” trong “Tĩnh” là vì Khí công là một loại phương pháp luyện tập tất nhiên là phải “Động” vậy. Sự thực trong quá trình rèn luyện Tĩnh công, trong nội thể của người luyện Tĩnh công lúc nào cứng xung thực một lực lượng nội tại luôn luôn và không gián đoạn, điều chỉnh mọi công năng của Tạng phú, kinh khí ở trong đường Kinh lạc lại thêm hoạt dược, và người luyện công tập trung ý niệm cùng vận dụng bản thân, cũng là một loại “động” cho nên có thể gọi đây là một loại trạng thái luyện công “ngoài tĩnh” “trong động”, chứ không thể tuyệt đối Tĩnh được.

    Có người nói: “Tĩnh chưa từng không động, Động chưa từng không Tĩnh”., “Tĩnh là Tĩnh Động, chứ không phải là không Động vậy; Tĩnh tức hàm Động, Động không bỏ Tĩnh”. Xét về truyền thống luyện Khí công mà nói, “Tĩnh công” là nội dung rèn luyện chủ yếu của Khí công.

    THẾ NÀO LÀ CÔNG PHÁP ĐỘNG CÔNG, NGOẠI CÔNG, CÙNG “TĨNH TRONG ĐỘNG” Ở TRONG KHÍ CÔNG ?

    “Động công” còn gọi là “Ngoại công” là một loại công pháp lớn khác trong Khí công. Động công là chỉ về phương pháp ngoài trừ tư thế nhất định, mọi phương pháp chủ yếu là áp dụng cùng ý niệm hô hấp, cùng kết hợp với động tác chỉ thể hoặc tự mình xoa bóp để rèn luyện nội tạng, ngưng tính tâm thần, hoạt dược khí huyết là một công pháp “Tĩnh trong Động”.

    Gọi nó là Động công là vì nó đột xuất rèn luyện về Động. Gọi nó là “Ngoại công” là vì nó có động tác rèn luyện biểu hiện ở ngoài; Gọi nó là “Tĩnh trong Động” là vì lúc rèn luyện công pháp này là ở đưới tình huống ý niệm tập trung tư tưởng, tinh thần kết hợp với động tác, chứ không phải là đơn thuần chi thể hoạt động.

    Thế cho nên Động công tách rời khỏi Nội tĩnh, tách rời động tác thân tâm kiêm luyện, tức không phải động công của Khí công. Xét về truyền thống của Khí công mà nói, Động công là thứ yếu, hoặc là phụ trợ vậy.

    Đương nhiên có lúc an bài thời gian luyện công ngắn, hoặc có lúc trong tâm cảm thấy phiền toái hoặc là nhân sự nhu yếu của chứng bệnh nào đó cúng có thể lấy Động công làm chủ để tiến hành rèn luyện.

    (J. Trí việt tổng hợp)

    5/5 - (1 bình chọn)