15 KỸ THUẬT HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THEO DIỆN CHẨN
1/ Chữa theo tám quy tắc
Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao. Tám quy tắc là chữa: tại chỗ, lân cận, đối xứng, giao thoa, trước sau như một, trên dưới cùng bên, đồng ứng, phản chiếu.
2/ Chữa theo phác đồ đặc hiệu
Là cách chọn huyệt theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào đó.
3/ Chữa theo phác đồ hỗ trợ (Chữa bệnh từ gốc)
Trong Diện Chẩn có đến 52 phác đồ hỗ trợ (tham khảo tài liệu).Do đó, ta có thể tùy theo tình trạng và biểu hiện của bệnh mà tác động bằng phác đồ hỗ trợ tương ứng. Đa phần các bệnh không nặng hay tình trạng mệt mỏi của cơ thể, chỉ cần dùng kỹ thuật này là có thể đạt kết quả.
4/ Chữa theo phác đồ hỗ trợ kết hợp với phác đồ đặc hiệu
Khi chữa bệnh theo phác đồ, đa phần các trường hợp ta nên kết hợp cả việc tác động lên các phác đồ hỗ trợ trước khi tiếp tục điều trị bằng các phác đồ đặc hiệu. Trong kỹ thuật này thì các phác đồ hỗ trợ sẽ giúp cho cải thiện thể trạng của bệnh nhân khiến cho việc tác động bằng các phác đồ đặc hiệu sẽ đạt kết quả tốt hơn.
5/ Chữa theo Đồ hình & Sinh huyệt
Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thường được khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng cây dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt). Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.
6/ Chữa theo nguyên tắc đồng ứng
Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.
7/ Chữa theo tính chất đặc hiệu của từng huyệt (Định huyệt hay huyệt BQC)
Trong Diện Chẩn, có đến trên 200 huyệt đạo trên khuôn mặt (chính diện và trắc diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng. VD: Các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là ‘tam giác gan’ dùng để chữa các bệnh về gan.
Các huyệt vùng tam giác gan.
8/ Chữa theo lý luận Đông y thuần túy
Cách này đặc biệt dành cho giới lương y hoặc những người đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành… để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình.
Dựa theo Đông y thường có mấy nguyên nhân sau:
1. Do mất cân bằng Âm Dương, cụ thể là Hàn (lạnh) Nhiệt (nóng)
2. Do bị nghẽn nghẹt về khí hay huyết hoặc cả hai ở một chỗ nào đó trong cơ thể hoặc ở nhiều nơi, nhiều bộ phận trong cơ thể.
3. Do khí hay huyết hoặc cả hai bị suy kém.
4. Do khí hay Huyết bị dư thừa trong cơ thể
5. Do chất nước thải, chất ẩm thấp trong cơ thể bị đọng lại, tắc nghẽn ở một hay nhiều nơi trong cơ thể (Đông Y gọi là thấp trệ)
6. Do toàn bộ cơ thể bị suy nhược vì lao lực, khiến phải lo nghĩ triền miên sinh ra mất ngủ hay bị trầm cảm (lao tâm).
9/ Chữa theo lý luận Tây y thuần túy
Tương tự như kỹ thuật chữa bên trên nhưng Tây y dựa vào Cơ thể học (Các hệ nội tạng và bộ phận ngoại vi), Bệnh học, Sinh lý học và Triệu chứng học để chữa.
Dựa theo Tây y thì có các nguyên nhân sau:
1. Do bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay siêu vi gây ra.
2. Do bị khối u làm tắc nghẽn hay chèn ép các bộ phận kề bên.
3. Do cục máu đông.
4. Do mỡ trong máu dư nhiều làm tắc nghẽn mạch máu
5. Do mạch máu xơ cứng kém đàn hồi hay bị co nhỏ lại
6. Do bị chấn thương về thể xác hay tâm lý
7. Do một bộ phận cơ thể bị dị dạng, khiếm khuyết.
8. Do bị suy nhược cơ thể hay thần kinh, do stress.
9. Do cơ thể bị lạnh quá hay nóng quá.
10. Do một bộ phận nào đó của cơ thể bị ứ nước hay do bị dư chất acid
11. Do bị dư hay thiếu Protein, Vitamin, các chất vi lượng.
12. Do rối loạn (dư hay thiếu) nội tiết tố trong cơ thể
13. Do cơ thể bị nhiễm độc vì thức ăn hay vì uống thuốc Tây nhiều và lâu ngày bị tích độc hay cơ thể gây ra các phản ứng, hoặc mất sức đề kháng (lờn thuốc)
14. Bị côn trùng hay thú độc cắn
15. Bị dị ứng thức ăn, phấn hoa hay nước dùng (nước nhiễm bẩn)
16. Do bị táo bón kinh niên
10/ Chữa theo lý luận kết hợp Đông Tây y và Diện Chẩn
Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thầy thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́ình thành những phác đồ mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.
11/ Chữa theo tính năng đặc hiệu của từng loại dụng cụ
Các dụng cụ của Diện Chẩn (hơn 100 món) được thiết kế để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau: ấn, day, cào, gơ, lăn.v.v. Vì thế, khi tác động ta cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp.
Ví dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.
12/ Bất Thống Điểm
Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chăm sóc sức khỏe chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.
13/ Chữa theo Vô chiêu
14/ Chữa theo Vô chiêu kết hợp Nhất dương chỉ
15/ CHỮA THEO HUYỀN CÔNG
Đây là kỹ thuật cao cấp trong Diện Chẩn bao gồm nhiều phép chữa bệnh đặc biệt mà chỉ có những người có căn duyên và đã tập luyện Âm Dương Khí công mới có thể vận dụng được. Các kỹ thuật này cũng tùy theo người bệnh, nếu thực sự tin tưởng vào thầy thuốc thì mới có thể có những kết quả nhanh chóng và kỳ diệu.
Đến nay kỹ thuật này bao gồm 24 thủ pháp được gọi là “26 Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp.