TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

HỖ TRỢ CHỮA SỐT XUẤT HUYẾT BẰNG DIỆN CHẨN – DIỆN CHẨN ĐƠN GIẢN MÀ DIỆU KỲ (32)

HƯỚNG DẪN CHỮA SỐT XUẤT HUYẾT BẰNG DIỆN CHẨN-1

    DIỆN CHẨN ĐƠN GIẢN MÀ DIỆU KỲ (32)

    HỖ TRỢ CHỮA SỐT XUẤT HUYẾT BẰNG DIỆN CHẨN

    Hiện nay, nhiều địa phương trên nước ta đang đối mặt với dịch SỐT XUẤT HUYẾT gia tăng đáng lo ngại. Nhân câu chuyện của một Học Viên trên lớp, tôi xin chia sẻ cùng Quý Vị và Các Bạn, một kinh nghiệm thật đơn giản nhưng rất hiệu quả, giúp mọi người có thể chủ động tự bảo vệ mình trước những dịch bệnh như thế này.

    Đối trị SỐT XUẤT HUYẾT nói riêng và sốt Virus nói chung, thì vấn đề quan trọng nhất là cần làm tăng sức đề kháng của cơ thể, thứ nữa là làm hạ sốt khi thân nhiệt tăng quá cao (thường trên 38 độ là nên can thiệp rồi). Với Diện Chẩn Bùi Quốc Châu, có nhiều cách có thể giải quyết tốt hai vấn đề trên, trong bài viết này, tôi chia sẻ cách dễ nhất mà hầu hết mọi người đều có thể tự làm được một cách hiệu quả và an toàn, kể cả những người chưa từng biết đến phương pháp này, chỉ cần Bạn Tin và Làm theo đúng chỉ dẫn.

    Như Thầy Bùi Quốc Châu đã viết trong sách Tâm Ngôn (câu số 6):
    “Ai tin thì sẽ được. Ai tìm thì sẽ thấy (13/06/2017)”

    1. Cách làm tăng sức đề kháng, đồng thời điều hòa tổng trạng cơ thể: Nhiều người không còn xa lạ gì với kỹ thuật Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết của Diện Chẩn (nếu Bạn chưa biết, có thể tìm xem video hướng dẫn cách thực hiện kỹ thuật này

    Khi áp dụng, Bạn cần chú ý về liều lượng:
    – Trong khi đang sốt, cần thực hiện liên tục kỹ thuật này (cách khoảng 15 – 20 phút, làm 1 lần) và thao tác cần rất nhẹ nhàng, nếu Bạn đã có dụng cụ chuyên dụng là cây Sao Chổi thì nên dùng đầu Âm của dụng cụ (đầu 3 chân).
    – Khi đã tạm thời hết sốt, thì không cần gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết liên tục nữa, mà nên duy trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi.

    2. Bù nước nhanh cho cơ thể: Đây là một kỹ thuật khá độc đáo và hiệu quả, lại rất dễ thực hiện và an toàn (vì không phải cắm kim vào ven như cách truyền nước thông thường), những người làm Diện Chẩn thường gọi vui là “Truyền nước”, cách làm như sau:
    – Uống một cốc nước ấm (40 – 50oc) khoảng 150ml – 200ml (tương đối, tùy theo trọng lượng cơ thể, có thể pha thêm bột oresol bổ sung điện giải), sau đó dùng máy sấy tóc, sấy nóng vùng thắt lưng (vị trí Thận), hai bàn chân (cả trên và dưới), mỗi vùng sấy khoảng 3 phút.
    – Sau đó đốt 2 – 3 điếu ngải cứu, hơ vào mắt cá chân bên ngoài, khoảng 3 phút mỗi bên, với độ nóng vừa đủ (vừa sức chịu nóng cao nhất đối với mỗi người mà không bị rát quá). Trong khi hơ ngải cứu, chú ý các hiện tượng sau:
    + Thấy nước miếng ứa ra trong miệng nhiều hơn bình thường.
    + Thấy lấm tấm mồ hôi tại một trong những vị trí thường gặp như trên đầu, trán, mũi, ria mép, hốc nách…
    + Trường hợp đặc biệt (ít gặp), thấy toát mồ hôi toàn thân.
    Khi thấy xảy ra một trong những hiện tượng nên trên, thì dừng hơ (cho dù chưa đủ thời gian như gợi ý hoặc chưa hơ đủ hai bên), lúc này cơ thể đã được bù đủ lượng nước bị thiếu hụt.
    – Nếu đã làm đủ quy trình và thời gian theo hướng dẫn, mà vẫn chưa thấy các hiện tượng như đã nêu trên (nước miếng, mồ hôi…), thì uống thêm một cốc nước thứ hai và làm lại quy trình trên. Mỗi lần có thể lặp lại tối đa 3 lượt quy trình “truyền nước” này, nếu vẫn chưa thấy các hiện tượng đặc thù, thì cũng nên dừng và có thể thực hiện lặp lại toàn bộ kỹ thuật này sau khoảng 4 giờ.

    3. Một số lưu ý:
    – Trong một số trường hợp đặc biệt, sau khoảng 3 lần tác động 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết và 3 lượt “Truyền nước” (trong một lần) mà vẫn chưa thấy hạ sốt hoặc hạ sốt không đáng kể, Bạn vẫn nên uống thuốc hạ sốt và tiếp tục làm Diện Chẩn, cho đến khi thực sự ổn định bình thường. Việc kết hợp dùng thuốc với thực hành Diện Chẩn sẽ hỗ trợ nhau đem đến kết quả nhanh chóng và bền vững hơn.
    – Đặc biệt lưu ý, đối với người bị SỐT XUẤT HUYẾT, khi dứt cơn sốt là thời điểm cần hết sức giữ gìn, tránh vận động mạnh để hạn chế nguy cơ vỡ mạch máu bên trong. Bạn có thể áp dụng thêm kỹ thuật cầm máu của phương pháp Diện Chẩn, khi có những tình huống không may bị ngã do bất cẩn vào thời điểm này, để đề phòng và hạn chế những tai biến xấu do chảy máu bên trong, khi chưa tiếp cận kịp với dịch vụ y tế. Cách cầm máu như sau: Bạn dùng đầu ngón tay ấn cùng một lúc vào các điểm theo hình minh họa dưới bài viết (huyệt 16 và 61), giữ khoảng 1 phút, sau đó nhấc tay ra nghỉ 10 – 20 giây, rồi lại ấn giữ 1 phút…, lặp lại 3 lượt như vậy. Nếu bị ngã trong khi đang mắc SỐT XUẤT HUYẾT, Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay.

    ky-thuat-cam-mau

    – Bạn cũng cần hạn chế ăn uống những đồ chua, lạnh và một số gia vị làm hoạt huyết mạnh như hành, gừng… trong khi đang mắc SỐT XUẤT HUYẾT. Nên ăn uống một số thực phẩm có khả năng bổ máu và tăng lực như thịt/cá có màu đỏ (thịt bò, cá hồi…), rau dền, cải xoong, bó xôi, nước ép cà rốt…

    Chúc Quý Vị và Các Bạn luôn mạnh khỏe, bình an!

    Kính tri ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu! Nhờ những công trình phát minh vĩ đại của Thầy, với những cách thức vô cùng đơn giản mà kỳ diệu, đã giúp cho rất nhiều người có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân một cách dễ dàng và chủ động.

    Biên soạn
    Huỳnh Tâm Bình (09/2022)

    4.8/5 - (19 bình chọn)