TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY BẰNG DIỆN CHẨN

ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY BẰNG DIỆN CHẨN

    HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY BẰNG DIỆN CHẨN

    ĐỊNH NGHĨA TIÊU CHẢY

    TIÊU CHẢY: là tiêu ra phân lỏng, số lần nhiều hơn bình thường, có kèm theo triệu chứng đau bụng. Đôi khi có nôn, mửa hoặc sốt. Tiêu chảy đôi khi là triệu chứng khởi đầu của nhiều bệnh khác. Có nhiều loại tiêu chảy như: Tiêu chảy do không quen với thức ăn lạ, do các loại thuốc Xổ, do thương hàn, dịch tả. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ do chu kì phát triển về Sinh lý (gọi là Tướt), tiêu chảy do rối loạn thần kinh…
    Trong phạm vi bài này, chỉ nói đến trường hợp tiêu chảy thông thường mà thôi

     NHẮC SƠ LƯỢC VỀ TÂY Y VÀ ĐÔNG Y

     Nguyên nhân và triệu chứng
    – Tây Y: Chủ yếu là ruột bị suy yếu chức năng hấp thụ nước. Ngược lại còn tăng tiết ra nhiều chất nhầy do sự lên men quá mức hay thiếu máu ở ruột, mất thăng bằng giữa các vi khuẩn ruột, do kháng sinh…hoặc do rối loạn nhu động ruột.
    – Đông Y: Có 2 loại nguyên nhân khác nhau:
    + Tiêu chảy do Hàn thấp: thường được gọi là tiêu chảy do lạnh bụng, lâm râm, đi tiêu ra nhiều nước trong loãng, mình nặng nề, mệt mỏi, không muốn ăn, không khát, rêu lưỡi trắng nhạt.
    + Tiêu chảy do Thấp nhiệt (tiêu chảy có nhiễm trùng): Hễ đau bụng là đi cầu ngay, phân có màu nâu, mũi khẳm, hậu môn nóng rát, tiểu tiện ít và đỏ, khát nước, rêu lưỡi vàng nhạt.

    ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY BẰNG DIỆN CHẨN

     THEO DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

     Nguyên nhân và triệu chứng
    – Cơ địa của bệnh nhân: vốn có hệ tiêu hóa yếu kém (Đông Y gọi là tì, vị hư hàn), gọi nôm na là xấu bụng, lạnh bụng hay cơ địa dễ bị dị ứng về thức ăn, thức uống.
    – Nguyên nhân bên ngoài do thời tiết (nóng, lạnh) hay do thức ăn không phù hợp với hệ tiêu hóa, đường ruột của bệnh nhân như kị rau sống, nước lã, mỡ…cũng có thể đau bụng do trúng gió.
    Nói chung, tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng đau bụng và đi cầu nhiều lần, phân lỏng và đôi khi đi toàn là nước. Tiêu chảy thường do bộ tiêu hoa yếu kém, và không biết cách ăn uống (thói quen ăn uống bậy bạ, thiếu vệ sinh) hoặc không biết lựa chọn đồ ăn, thức uống phù hợp với mình đồng thời không kiêng cữ một số thức ăn không phù hợp với mình.
    Riêng trẻ em, cũng như trường hợp tiêu chảy không phải là do thức ăn của bé mà do chu kì phát triển về sinh lý của bé như: khi sắp lật, sắp mọc răng… Trường hợp này khó cầm ỉa, tuy nhiên không đáng lo ngại vì qua giai đoạn này thì các triệu chứng trên sẽ hết. CẦN LƯU Ý PHÂN BIỆT là ở các trường hợp TƯỚT, bé không mệt mỏi nhiều và khám kĩ thì thấy răng sữa lú dạng hoặc các động tác sắp lật, sắp bò…Đôi khi tiêu chảy phải được coi như một phản ứng tự vệ của co thể, loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể, vì thế cũng không nên quá sợ nếu không có triệu chứng KHÔ NƯỚC.
    * CHẨN ĐOÁN
    Dùng que dò khám ta thường thấy cảm giác đau ở các huyệt 365 – 22 – 127 – 19 – 37 – 50 – 1 – 103 – 0 đối với bệnh Tiêu chảy do lạnh và cảm giác đau ở các huyệt 16 – 26 – 3 – 85 – 365 ở bệnh tiêu chảy do nóng. Đối với người mắc tiêu chảy kinh niên thường có thẹo ở giữa huyệt 126 và 342 hoặc tàn nhang ở viền môi.
    * ĐIỀU TRỊ
    Chỉ cần áp dụng một trong các cách sau hoặc tổng hợp các cách.
    1. Vuốt quanh môi từ TRÁI sang PHẢI (ngược chiều kim đồng hồ) của người bệnh nhiều lần (vài phút).
    2. Bôi dầu vào các huyệt 127 – 22- 365 và dùng que ấn các huyệt trên vài phút.
    3. Lưu cao các huyệt 365 – 22 – 127 – 19 – 37 – 50 – 61 – 103 – 126 – 28 – 7 – 0 (cho đến khi hết bệnh).
    4. Hơ nóng các huyệt trên, đối với người bệnh bị tiêu chảy do lạnh, rối loạn đường ruột vì ăn uống không hợp vệ sinh, đồ sống, đồ lạnh.
    5. Dùng que ấn hoặc lấy cục nước đá áp vào các huyệt 26 – 3 – 143 – 365 đối với bệnh tiêu chảy do nóng.
    6. Uống dung dịch ORESOL
    * LÝ GIẢI
    Tác động vào huyệt 37 – 50 để điều chỉnh chức năng của TỲ và Can (đang bị rối loạn). Huyệt 61 – 19 – 127 để chống co thắt, điều hòa nhu động ruột. Huyệt 0 – 37 – 7 – 287 để giảm tiết nước ở ruột. Huyệt 103 – 126 – 287 để làm thăng khí. Huyệt 365 để điều chỉnh cơ vòng hậu môn.
    * THUỐC NAM: Dùng toa TẮC NGHỆ. Với tiêu chảy do LẠNH thì dùng Nghệ nhiều hơn tắc và ngược lại đối với tiêu chảy do NÓNG.

    * CÁCH ĐỀ PHÒNG TIÊU CHẢY
    – Kiêng: nước cốt dừa, dầu, mỡ, rau sống, rau lang, sữa chua, chuối hiên, chuối xiêm, đu đủ… nước đá, nước cam, nước dừa, rau má, bia hơi, nước mía, nước chanh…
    – Nên ăn cad rốt, sa – bô – chê, chuối chat (nói chung là chất chat)
    – Nên day ấn: Huyệt 127 – 22 – 365 thường xuyên.

    Các Khóa Học Diện Chẩn Căn Bản Bùi Quốc Châu và Âm Dương Khí Công Bùi Quốc Châu

    Khóa Học Diện Chẩn Căn Bản:

    Đăng ký: https://daotaodienchan.vn

    Khóa Học Âm Dương Khí Công

    Đăng ký: https://amduongkhicongbqc.com/

    Địa chỉ cung cấp dụng cụ chính hãng: Trung tâm Việt Y Đạo quốc tế chi nhánh Hà Nội;

    Địa chỉ: Số 36, Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

    Website: https://dungcudienchanbqc.vn/

    5/5 - (15 bình chọn)