GIỜ VƯỢNG CỦA TẠNG PHỦ
Khoa Đông y đã nghiên cứu được là vào giờ nào trong ngày và đêm thì các bệnh tật trở nặng, gây đau nhiều nhứt, từ đó mới biết góc bệnh nằm ở đâu. Ứng dụng vào Diện chẩn, biết gốc bệnh thì có thể chuyển sang trị bằng hệ phản chiếu, tương ứng với hệ kinh lạc.
Về giờ ban đêm có: Tí, Sữu, Dần, Dậu, Tuất, Hợi Về giờ ban ngày có: Ngọ, Mùi, Thân, Mão, Thìn, Tỵ. (Xem giờ đồng hồ tương ứng)
GIỜ BAN ĐÊM | GIỜ BAN NGÀY | ||||
TÝ (23g -1g) | ĐỠM (mật) | Huyệt 41 | NGỌ (11g-13g) | TÂM ( tim) | H. 3-269 |
SỮU (1g- 3g) | CAN (gan) | H. 50 | MÙI (13g-15g) | TIỂU TRƯỜNG (ruột non) | H.37 |
DẦN (3g-5g) | PHẾ (phổi) | H. 3 | THÂN (15g-17g) | BÀNG QUANG (bọng đái) | H. 0-300-45 |
MÃO (5g-7g) | ĐẠITRƯỜNG (ruột già) | H. 38 | DẬU (17g-19g) | THẬN (quả thận cùng chức năng bài tiết) | H. 0-300-45 |
THÌN (7g-9g) | VỊ (dạ dày) | H. 39 | TUẤT (19g-21g) | Tâm bào (màng tim) | H. 60 |
TỴ (9g-11g) | TỲ (lá lách) | H. 37 | HỢI (21g-23g) | Tam tiêu ( khối thân mình) | H.235 |
Ví dụ: Đối với chỉ một bệnh ho, tùy theo trở nặng vào giờ nào mà Diện chẩn sẽ những cách chữa thay đổi như sau:
-Giờ Tí (11 – 1 giờ đêm): thuộc đởm (mật). Nếu vào giờ này bệnh ho trở nặng, theo Diện chẩn gốc ho từ mật thì trị bằng huyệt 41 (Đởm
-Giờ Ngọ (11 – 1 giờ trưa): thuộc tâm (tim). Ho nặng vào giờ này là gốc ho do tim, nên chữa bằng các huyệt tim (3, 268, 8…)
-Giờ Hợi (9 – 11 giờ đêm): thuộc tam tiêu (3 phần từ trên xuống dưới của thân mình). Chữa bằng các huyệt tam tiêu (235 – 290)
-Giờ Tuất (7 – 9 giờ đêm): thuộc tâm bào. Ho nặng giờ này thì dùng phác đồ trị ho, kết hợp huyệt 60.
-Giờ Dậu (5 – 7 giờ tối): thuộc thận. Chữa ho có kết hợp với các huyệt thận (300, 0, 45…)
MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC:
Thiên can
Thiên can là một quy luật tương ứng giữa sự vận động của vũ trụ và biến đổi sinh học trong cơ thể con người.Thiên can có hệ số đếm từ một đến mười. Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý (1 2 3 4 5 6 7 8 9 10). Thiên can trong y học cổ Phương Đông được dùng với hai nội dung như sau:
Thiên can ngũ vận
Thiên can Ngũ vận là cách tính Đại vận hàng năm, mỗi năm ứng với một hành, mỗi hành ứng với một khí trong trời đất ảnh hưởng tới công năng sinh lý, bệnh lý của tạng phủ có hành tương ứng. Thiên Can Ngũ Vận là môn học dự phòng về bệnh thời khí theo quy luật, nhưng do nội dung rất phức tạp và đòi hỏi chuyên sâu, ít dùng trực tiếp trong điều trị triệu chứng. Cách tính là lấy 5 can làm một chu kỳ 5 năm, mỗi năm thiên can ứng với 1 hành:
Giáp=Thổ Ất = Kim Bính=Thủy Đinh=Mộc Mậu=Hỏa – Kỷ = Thổ Canh=Kim Tân=Thủy Nhâm=Mộc Quý=Hỏa.
Thiên can ngũ hành
Loại này lấy hai can chẵn lẻ liền nhau thành một cặp, mỗi cặp ứng với một hành, năm cặp liền nhau làm một chu kỳ: Giáp, Ất = Mộc; Bính, Đinh = Hỏa; Mậu, Kỷ = Thổ; Canh, Tân = Kim; Nhâm, Quý = Thủy.
Thiên can Ngũ Hành ứng với tạng phủ không theo khí hậu môi trường ứng với hành như thiên can ngũ vận, mà là ứng với tình trạng hưu, vượng của bản thân khí công năng tạng phủ bên trong theo một trật tự định sẵn. Ví dụ: Bất kể là năm Giáp, Ất; ngày Giáp, Ất; tháng Giáp, Ất; giờ Giáp, Ất ấy, khí hậu môi trường là mùa hè hay mùa đông, nóng hay lạnh, ban ngày hay ban đêm, thì công năng của tạng phủ có hành tương ứng với nó là Can, Đảm đều được vượng, công năng của phủ tạng có hành bị khắc sẽ hưu (giảm), tức là mộc khắc thổ, lúc này Tỳ, Vị bị hưu.
Thiên can Ngũ Hành được ứng dụng rộng rãi trong các phép tính khí chất, tính giờ huyệt mở trong phép “Tý Ngọ lưu trú”, và tính về bệnh chuyền kinh, chúng ta nắm vững tinh thần này để khi học tập và ứng dụng được nhanh chóng và chính xác.
Cổ nhân đã làm bài thơ để dễ nhớ như sau:
Giáp Đảm ất Can, bính Tiểu trường.
Đinh Tâm, mậu Vị, kỷ Tỳ hương.
Canh thuộc Đại trường, tân thuộc Phế
Nhâm thuộc Bàng quang, quý Thận tàng
Tam tiêu diệc hướng nhâm trung ký,
Bào lạc đông quy nhập quý phương
Địa chi
Địa chi, nghĩa chữ là chia theo đất, nguồn gốc của nó từ phép chia giờ bằng bóng ngả của ánh sáng mặt trời đổ trên mặt đất, nên gọi là giờ địa chi.Địa chi là một quy luật tương ứng giữa mười hai giờ địa chi và tình trạng lưu thông của khí huyết, tạng phủ trong con người. Người xưa nhận ra rằng cứ mỗi giờ địa chi, khí huyết đi qua một đường kinh nhất định và tạng phủ thuộc đường kinh hoạt động công năng mạnh mẽ hơn,bệnh biến cũng bộc lộ rõ hơn, căn cứ vào đó để chữa chạy cũng cho kết quả tốt hơn. Tương ứng giữa 12 giờ địa chi và 12 phủ tạng như sau:
Tý = Đởm – Sửu = Can – Dần = Phế – Mão = Đại trường
Thìn = Vị – Tị = Tỳ – Ngọ = Tâm – Mùi = Tiểu trường
Thân = Bàng quang – Dậu = Thận – Tuất = Tâm bào – Hợi=Tam tiêu
Cổ nhân đã làm bài thơ để dễ nhớ như sau:
Phế dần, Đại mão, Vị thìn cung.
Tỳ tị, Tâm ngọ, Tiểu mùi trung.
Thân Bàng, dậu Thận, Tâm bào tuất.
Hợi tam, tý Đảm (Đởm), sửu Can thông.
Ngoài giờ địa chi ứng với tạng phủ ra, người ta tháng, năm, địa chi nữa, nhưng không phải để ứng với tạng phủ, mà chỉ ứng với tên khí theo năm, ứng với tên con vật có bệnh theo tháng và ngày, điều này cần phân biệt cho rõ. Người xưa đã dựa trên cơ sở tương ứng giữa 12 giờ địa chi với khí huyết, kinh mạch, tạng phủ mà lập ra phép bổ tả theo giờ địa chi, gọi là phép “Thập nhị kinh bệnh tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp bổ hư, tả thực”, phép chữa bệnh này rất có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý sử dụng.