Tràn dịch khớp gối là gì ?
Tràn dịch khớp gối là hiện tượng khớp gối sưng do tăng lượng dịch bất thường trong ổ khớp.Khớp gối đảm nhiệm chức năng di chuyển linh hoạt và giữ thăng bằng cho cơ thể. Trong đó, dịch trong ổ khớp có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và nuôi dưỡng sụn khớp. Khi khớp gối gặp vấn đề bất thường do chấn thương, nhiễm trùng hoặc té ngã, lượng dịch sẽ gia tăng bất thường, dẫn đến tình trạng bị tụ dịch ở trong các ổ khớp.
Một số nguyên nhân:
– Do chấn thương khớp gối, rách sụn chêm, đứt dây chằng…
– Bị bệnh mạn tính: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout
– Do nhiễm khuẩn
Triệu chứng:
-Khớp sưng to, sờ vào thấy mềm, kèm theo hiện tượng nóng, đỏ và đau. Tùy mức độ mà có thể đi lại thì đau, hoặc chạm nhẹ vào cũng đau.
-Có trường hợp sưng cả phần đằng sau khoeo chân, ấn vào cũng thấy đau.
-Khám cận lâm sàng bằng chụp X-quang, MRI, hút dịch xét nghiệm
Cách điều trị:
-Bác sỹ Tây Y sẽ cho thuốc giảm đau, chống viêm, hút dịch gối và nếu bị nặng có thể phải phẫu thuật.
Khi tình trạng nhẹ hoặc mới bị bệnh, ta có thể sử dụng các kỹ thuật Dưỡng Sinh Diện Chẩn Bùi Quốc Châu để kết hợp hỗ trợ điều trị như sau:
Bước 1: Điều chỉnh tổng trạng:
Gạch mặt: giúp lưu thông khí huyết, kích thích phản xạ thần kinh, giảm tắc nghẽn trên vùng mặt.
Cào đầu: giúp lưu thông khí huyết trên da đầu; và theo thuyết Đồng Ứng: đầu và đầu gối có liên hệ với nhau nên cào đầu cũng giúp giảm đau đầu gối. Số lượng 100-200 cái khắp da đầu (hình 1)
Vạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết: tăng sức đề kháng, giảm viêm, giảm dịch khớp, bồi bổ cơ thể.
Bước 2: Khai thông các điểm tắc nghẽn theo nguyên lý Diện Chẩn
Dùng que dò gạch vào các vùng phản chiếu khớp gối trên mặt và trên đầu:
Má, lông mày, trán, gò má, gần đỉnh tai, 1/3 dưới của vành tai. Tìm điểm đau và day ấn để làm tan những điểm đó. (Hình 3)
Trực tiếp: dùng con bọ nhỏ, bôi tinh dầu Vietmassage và chà vào vùng gối bị sưng: với lực vừa phải, khoảng 1-3 phút. Kết hợp hơ ấm bằng ngải cứu hoặc dùng máy sấy tóc. (Hình 2)
Bước 3: sử dụng tính năng đặc hiệu của Định Huyệt BQC
Day ấn+ dán cao các huyệt: 41, 50, 5, 17, 143, 16, 61, 287, 9, 96, 197, 421, 156. (Hình 4)
Trong đó: huyệt 41 làm giảm đau, 50: tăng sức đề kháng, 5, 17: kháng viêm; 143: hạ nhiệt; 16, 61, 287: giảm tiết dịch; 9, 96, 197, 421, 156: là huyệt đặc trị, liên hệ khớp gối.
Bước 4: Các động tác tập luyện hỗ trợ
-Xoay cổ tay ngày 3 lần, mỗi lần 3-5 phút, khi xoay tập trung nghĩ đến vùng khớp bị đau.
-Cào đầu 100-200 cái mỗi ngày.
-Vận động khớp gối kết hợp hít thở: gập chân vào đồng thời hít vào, khi không gập được nữa thì nín thở kết hợp gồng (lên gân) và tập trung ý nghĩ vào chỗ đau khoảng 2 giây, sau đó đưa chân ra đồng thời thở ra. Ngày tập 3 lần, mỗi lần 3-6 cái.
Lưu ý ăn uống sinh hoạt:
– Hạn chế đi lại
– Nằm ngủ có thể kê gối cao một chút giúp dễ tuần hoàn máu, giảm sưng nề.
– Không uống nước đá, cam, chanh, dừa, đồ nếp, thịt gà.
– Cần có chế độ ăn uống điều độ, giữ mức cân nặng vừa phải để giảm tải áp lực cho khớp gối.
—————————————————
Kính tri ân GS.TSKH Bùi Quốc Châu – Nhà Phát Minh Diện Chẩn Việt Y Đạo.
Chúc Quý Vị và Các Bạn luôn mạnh khỏe!
Hotline: 1900 0201.