TẠP CHÍ DIỆN CHẨN, TIN TỨC

Thể Dục Tự Ý Bùi Quốc Châu giúp bạn cắt hoặc giảm cơn đau trong khoảng thời gian chỉ từ 3 hơi thở

    Thể Dục Tự Ý Bùi Quốc Châu giúp bạn cắt hoặc giảm cơn đau trong khoảng thời gian chỉ từ 3 hơi thở.

    Trong bài trước, tôi có viết về việc dựa vào Tâm pháp trong Thể Dục Tự Ý Bùi Quốc Châu (phần này Thầy Tổ đã nói rất nhiều trong các lớp có dạy TDTY và cả trên web dienchan.com của Thầy) mà nghiên cứu rèn luyện thể lực qua các động tác mô phỏng theo Đồ Hình Diện Chẩn, và có kết quả đặc biệt kỳ diệu. ( Gọi là TỰ Ý nên bạn hoàn toàn có thể Tự Ý mình nghĩ ra các động tác miễn là bạn ứng dụng được Tâm pháp)
    Sau đó có nhiều người nhắn tin hỏi cách tập luyện. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc dễ trước nhé! ( các động tác tôi đang nghiên cứu thì hơi khó hơn một chút nên chúng ta sẽ làm quen sau vậy)

    Bài 1: Cắt, giảm cơn đau Cổ gáy.

    I/ Về Tâm Pháp trong Thể Dục Tự Ý:
    Thầy Tổ của chúng ta cũng đã nhắc nhiều đến sự Đồng Bộ trong: Hơi Thở- Vận Động và Ý Nghĩ- Gồng Rướn. nhưng quan trọng trong Thể Dục Tự Ý mà tôi được chứng nghiệm, đó chính là Gồng Rướn và sự Tập Trung ( điều này Thầy Tổ cũng đã dạy và nhấn mạnh giá trị).
    Vậy bạn nhớ nhé:

    Tâm- Ý- Hơi Thở- Vận Động- Gồng Rướn- Tập Trung.
    Đây là Tâm pháp của Thể Dục Tự Ý Bùi Quốc Châu mà tôi đã ứng dụng và hướng dẫn nhiều người tập luyện.
    * Để đạt kết quả cao và nhanh, chúng ta cần:
    1. Trong Tâm thật sự muốn làm, muốn chữa, .. và chuẩn bị sẵn sàng cho bài tập.
    2. Ý nghĩ của bạn không bị chi phối bởi nhiều việc khác trong lúc tập.
    3. Hít sâu thở đều vài ba hơi, sao cho cơ thể được ở trong trạng thái thoái mái tự nhiên.
    4. Tập tại nơi bạn có đủ không gian để vận động ( tuỳ theo bài tập cho bộ phận nào, cũng có thể ngay tại giường ngủ, miễn là bạn có thể vận động, hít thở một cách thoải mái).
    5. Quan trọng nhất bạn cần nhớ: Đây là sự kết hợp Đồng Bộ giữa Hơi Thở- Vận Động- Ý Nghĩ và không quên Tập Trung vào nơi bị bệnh trong lúc thực hiện kỹ thuật Gồng Rướn.
    Nhắc thêm bạn:
    -Về thời gian: bạn có thể làm vào bất kỳ lúc nào thấy cần.
    – Về không gian: bạn có thể làm ở bất cứ nơi nào, miễn là không cản trở sự vận động và hơi thở của bạn( nơi chật chội, không khí ô nhiễm).

    II/ Bài tập cụ thể cắt giảm cơn đau cổ gáy ( sau khi đã sẵn sàng như tôi trình bày ở trên):
    1. Lựa chọn cách vận động phù hợp, có thể trực tiếp, có thể Đồng Ứng.
    VD:
    a) Một người chỉ là đau do thoái hoá thì ta có thể chọn động tác vận động liên quan trực tiếp đến cổ gáy như: cúi về trước, ngửa ra sau, xoay qua trái, xoay qua phải.. ( tuỳ ý bạn muốn vận động thế nào. Như vậy mới gọi là Tự Ý đấy. Hii)
    b) Nếu một người đang bị đau nhưng do chấn thương, phải cố định vị trí cổ gáy thì ta sẽ chọn Vận động nơi bộ phận Đồng Ứng ( ví dụ Cổ tay, Cổ Chân). Bạn cũng hình dung như cái cổ vậy, nắm tay cũng cúi, ngửa, xoay trái, phải.. tuỳ bạn. ( Đây chính là sự Vĩ Đại của GS TSKH Bùi Quốc Bùi Quốc Châu)

    2. Cách thực hiện:

    Khi hít vào bằng mũi rất từ từ, cùng lúc đó chúng ta vận động vùng cổ theo chiều nào đó bạn đã chọn trước. (Ở đây tôi ví dụ bạn chọn quay trái và phải nhé). Tốc độ vận động ĐỒNG BỘ với hơi bạn hít vào ( tức là hít chậm thì xoay chậm, hít nhanh thì xoay nhanh), Ý nghĩ của bạn có thể theo dõi theo vận động cho dễ, nhưng cũng có thể chỉ cần tập trung vào nơi bạn đang đau.
    Sau khi bạn vận động tới điểm chết( tức là không thể quay thêm được, (hoặc cúi sâu hơn được) thì lúc này bạn Gồng nhẹ và Ý nghĩ Tập Trung hoàn toàn nơi chỗ đau khoảng 1-3s)
    Sau đó bạn thở ra từ từ và vận động theo chiều ngược lại với khi hít vào. ( VD: Lúc hít vào bạn quay sang trái thì thở ra bạn quay sang phải, nhưng nhớ là chỉ một lần hít vào và một lần thở ra cho một chiều vận động thôi nhé. Bạn ngắn hơi cần thở nhanh thì vận động nhanh chứ không một lần xoay về một phía mà hít vào thở ra nhiều lần nhé)
    Bạn có thể xen kẽ vài hơi thở điều hoà rồi lại Tập hơi thứ hai, hơi thứ ba.
    Thường thì ba hơi thở là đã cắt giảm cơn đau khá nhanh rồi. Tuy nhiên, bạn có thể làm tối đa 12 hơi thở trong một lần tập, hoặc bạn có thể thay cách vận động. VD: bạn quay trái, phải kg thấy hiệu quả nhanh thì bạn đổi Cúi- Ngửa hoặc chuyển về vận động Đồng Ứng.

    Nào, bắt đầu lại nhé:
    Hít vàooo( từ từ) xoay cùng lúc( chậm chậm theo hơi thở) qua trái nào…( tập trung vào chỗ đau hoặc theo dõi vận động)
    Quay hết cỡ rồi, nào: Gồng nhẹ, tập trung ( bắt buộc) vào chỗ đau, nín thở 1-3s.
    Nào, thở ra từ từ và xoay về tư thế ban đầu nào.

    Rồi,,
    Hít vào.. xoay qua bên phải, hết cỡ, gồng rướn, thở ra, xoay về tư thể ban đầu..

    Ôi, nhẹ cả Cổ!
    Trên đây là sự gợi ý, bạn có thể dựa vào sự gợi ý này và Tâm pháp trong Thể Dục Tự Ý mà GS TSKH đã phát minh mà “Tự Ý” nghĩ ra các động tác phù hợp nhé!

    Chúng ta cùng Kính Tri Ân Thầy, Nhà Phát Minh Diện Chẩn Việt Y ĐẠO- GS TSKH Bùi Quốc Châu.

    Chúc bạn cũng sớm thành người sáng tạo ra nhiều động tác tuyệt vời và chia sẻ với thật nhiều người nhé.

    Hẹn bạn kỳ sau cho bộ phận bị đau khác nếu bạn chưa nghĩ ra động tác, tôi sẽ lại gợi ý nhé!

    ***Bạn quan sát em bé mới sinh, lúc bé mới ngủ dậy và sự Gồng Rướn của bé thì bạn sẽ hiểu TDTY BQC là Thuận Tự Nhiên mà điều chỉnh cơ thể về trạng thái Tự Nhiên.

    Tạ ơn Đấng Sáng Tạo thật Kỳ Diệu.
    Kính Tri Ân Thầy Tổ Bùi Quốc Châu.

    Maria Trần Lan Anh.

    5/5 - (12 bình chọn)