ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG BÙI QUỐC CHÂU KINH NGHIỆM THỞ

    ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG BÙI QUỐC CHÂU KINH NGHIỆM THỞ

    KINH NGHIỆM THỞ 

    Lúc tâm trí bối rối, không ổn định tư tưởng hay có kẻ quấy rầy thì không nên tập thở.  Chỉ nên tập thở lúc bình tâm thoải mái.

    Giai đoạn đầu nên tập thở thuần Dương trong vòng 1 tuần (mỗi lần 10 hơi).

    Khi tập đường Dương có kết quả rồi, hãy tập sang đường Âm mới dễ có kết quả (cũng tập 1 tuần), mỗi lần tập thở 10 đường.

    Nếu sau 1 tuần vẫn chưa đạt kết quả, thì phải tiếp tục tập cho đến khi có kết quả mới đổi sang tập đường Âm

    Tuy nhiên, trong thực tế lại có người hạp đường Âm hơn. Trường hợp này có thể tập đường Âm trước cũng được. 

    LƯU Ý 1: Nếu thở đường Dương mà thấy cơ thể nóng quá thì có thể bớt số lượt thở lại cho bớt nóng. Thở đường Âm cũng vậy, nếu thấy ngủ quá nhiều thì bớt lại.   Tóm lại , phải nhớ linh động, gia giảm sao cho đạt kết quả tốt là được.

    Khi tập có kết quả ở cả 2 đường thở, lúc bấy giờ hãy tự định cho mình 1 tỷ lệ thở tùy theo tình trạng sức khoẻ của mình, căn cứ vào tiêu chuẩn Âm-Dương-Hàn-Nhiệt .

    Ví dụ:  Thấy trời nóng, ta cũng cảm thấy nóng trong người, ta phải thở đường Âm nhiều hơn  , như 1 Dương 3 Âm chẳng hạn, thở xong, theo dõi sát cơ thể (phải tập lắng nghe cơ thể mình) xem có dễ chịu không, có khoẻ không, nếu vẫn còn nóng thì tăng thêm lần Âm lên nữa, nếu lạnh thì bớt lại…vv….Hãy tự mình kiểm tra cơ thể của mình và gia giảm làm sao cho hài hòa tốt đẹp nhất cho cơ thể, đó gọi là TỶ LỆ VÀNG.

    LƯU Ý 2:  Các tỷ lệ trên chỉ là gợi ý. Trên thực tế phải tùy cơ thể mà định tỷ lệ thích hợp cho mình.

    Tóm lại , phải chịu khó theo dõi sát sao cơ thể mình, để từ đó điều chỉnh tỷ lệ thở Âm-Dương thích hợp. Thở đường Âm là ức chế thần kinh, là làm mát người. Thở đường Dương là làm hưng phấn thần kinh, làm ấm cơ thể.  Nhưng phải đề phòng, thở nhiều quá có thể bị phản phục: Vật cực tất phản (nguyên lý của Dịch)

    Có thể xen kẽ đường Âm – đường Dương , hay thở 1 loạt đường này rồi 1 loạt đường kia. Có thể thở thuần Dương, hay thuần Âm cho mỗi lần tập hay mỗi giai đoạn tập , hoặc theo nhu cầu. có thể thở làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1-2 đường thở. Trong mỗi lần tập không nhất thiết phải thở liên tục theo phép thở Âm Dương vì dễ bị mệt khi mới tập (thiếu oxy vì hít vô rất ít). Do đó có thể xen kẽ thở tự do ( hít vô đầy phổi nhiều oxy và thở ra cho cạn phổi ) giữa các đường thở theo Âm Dương Khí Công.

     Tránh thở đường Âm khi bị cảm lạnh hay đường Dương khi bị cảm nóng (vì sẽ làm bị cảm nặng hơn và kéo dài ). Trái lại , hãy thở 1 loạt 5,10 đường Dương nếu chớm cảm lạnh, hay thở 1 loạt đường Âm nếu chớm cảm nóng . Tuy nhiên nếu bệnh cảm đã hình thành thì ngưng tập thở, chữa cho hết hẳn bệnh rồi mới tập tiếp.

    LỜI DẶN CẦN THIẾT 

    Người có bệnh huyết áp cao tránh thở nhiều đường Dương, người bị huyết áp thấp tránh thở nhiều đường Âm. Tuy nhiên , ở một số trường hợp đặc biệt như Huyết Áp Cao Âm chứng thì thở Dương lại làm Huyết áp hạ xuống, và thở Âm lại làm Huyết áp tăng lên (Huyết Áp Cao Âm Chứng là Huyết áp không kèm theo xơ mỡ động mạch, cũng như lượng cholesterol và calci trong máu thấp; hay bình thường là bị xơ mỡ động mạch và có lượng cholesterol trong máu cao). Hạn chế càng nhiều càng tốt việc uống nước đá lạnh , thức uống có nước đá , nhất là ngay sau khi tập thở sẽ làm giảm kết quả của việc tập thở rất nhiều.

     Vì đây là phương pháp nhanh, mạnh, toàn diện cho nên tránh ham thở nhiều (không quá 10 lần thở trong 1 buổi tập).  Trừ trường hợp cá biệt như chơi thể thao , đánh võ….

    (Trích sách Âm Dương Khí Công Bùi Quốc Châu)

    Xếp Hạng