TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

Hỗ trợ giảm suy giãn tĩnh mạch chi dưới (chân) bằng Diện Chẩn

giam-suy-gian-tinh-mach-bang-dien-chan

    1. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh gì?

    Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê buồn, nóng rát kiểu châm chích, kiến bò, chuột rút về ban đêm…

    giam-suy-gian-tinh-mach-bang-dien-chan

    2. Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch chi dưới:

    • Giai đoạn đầu các triệu chứng ban đầu của bệnh cũng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh thường có biểu hiện đau chân, nặng chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường; Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều; Chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị châm kim, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Nhiều mạch máu nhỏ li ti (giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân). Những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi, các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, lúc giãn, lúc không nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.
    • Giai đoạn tiến triển, bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Vùng cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân. Hiện tượng này không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên, các mảng bầm máu trên da…
    • Giai đoạn biến chứng, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối (biến chứng của viêm tĩnh mạch nông huyết khối là thuyên tắc tĩnh mạch sâu đoạn gần, đoạn xa và thuyên tắc phổi), chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch, nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

    3. Nguyên nhân:

    Nguyên nhân của bệnh hiện chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:
    – Tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
    – Ngoài ra còn có thể do chế độ làm việc: phải đứng nhiều, môi trường làm việc ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
    – Quá trình thoái hóa van do tuổi tác: bệnh thường gặp ở người già.

    4. Giảm suy giãn tĩnh mạch bằng Diện chẩn:

    Bước 1: thực hiện động tác xoay cổ tay ngày 2,3 lần mỗi lần 3-5p giúp lưu thông khí huyết toàn thân; gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể ngày làm 1,2 lần. Lưu ý: phải thực hiện kiên trì, đều đặn hàng ngày mới đem lại kết quả.

    • Bước 2: dùng cây Lăn Cầu Đôi Gai hoặc cây Lăn Quẹt Gai lăn lại theo chiều từ dưới lên để làm co các tĩnh mạch. Đặt chân gác cao hơn so với tư thế ngồi, sau đó lăn kéo từ cổ chân xuống đến đùi, lăn kín khắp chân. Mỗi vùng lăn khoảng 50-60 lần, ngày làm 3 lần vào sáng, trưa, tối. Trong quá trình lăn nên kết hợp dùng máy sấy tóc vừa lăn vừa sấy ấm (không sấy nóng) sẽ đem lại kết quả cao.

    • Bước 3:
    – Ấn bộ huyệt thông nghẽn nghẹt : 19,14,275,61,39,26,312,184,85,87

    giam-suy-gian-tinh-mach-bang-dien-chan1.jpg

    – Ấn bộ huyệt Tan Máu Bầm: 290+,156+,61+,50, 38+,26,16+,7+,3+,0

    giam-suy-gian-tinh-mach-bang-dien-chan11.jpg

    Lưu ý:
    – Khi bấm bộ huyệt Tan Máu Bầm những huyệt có dấu + chỉ bấm bên phải
    – Với những người không bị dị ứng cao Salonpas có thể ấn và dán cao salonpas vào 2 bộ huyệt trên ngày 2 lần, lưu cao ít nhất 2h ( có thể lưu cao qua đêm) để đạt hiệu quả cao hơn. Trong thời gian lưu cao nên kiêng nước kiêng gió.

    5. Để đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị người bệnh cần lưu ý:

    – Thực hiện việc tập các bài tập thể dục phù hợp với bệnh suy giãn tĩnh mạch, tránh đứng hoặc ngồi lâu tại chỗ, tập vận động cơ cẳng chân, để chân cao khi ngồi hay nằm nghỉ, tập hít thở chủ động, tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc đạp xe trên không, đứng lên ngồi xuống… các bài tập trên nên tập với cường độ vừa phải phù hợp với thể lực của từng người
    – chế độ ăn có nhiều chất xơ tránh táo bón, béo phì…
    – Với những trường hợp đã có can thiệp tây y (ví dụ: tiêm xơ tĩnh mạch) hàng ngày vẫn nên thực hiện bước 1,2 để lưu thông khí huyết, cơ thể khoẻ mạnh dẻo dai.

    Trần Hương Diện Chẩn

    4.8/5 - (14 bình chọn)