ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG

CỘT MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP

    CỘT MỐC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP
    ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG BÙI QUỐC CHÂU một số cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành phương pháp.
    – Phương pháp thở Âm Dương Khí Công do GSTSKH Bùi Quốc Châu được phát hiện trên chính bản thân tác giả vào năm 1965.
    – Đến năm 1976 Thầy tổ Bùi Quốc Châu hoàn chỉnh hệ thống lý thuyết và định danh lối thở này là Âm Dương Khí Công Bùi Quốc Châu.
    – Năm 1986 Thầy đã giới thiệu phương pháp này trong giới võ thuật thành phố Hồ Chí Minh áp dụng trong buổi biểu diễn nội công, Âm Dương Khí Công và Vịnh Xuân Quyền.
    – Năm 1991 Thầy giới thiệu Âm Dương Khí Công tại CLB Aikido (GS Bùi Thế Cần phụ trách) cho môn sinh và huấn luyện viên tại CLB này áp dụng và đạt được kết quả rất tốt.
    – Năm 1992 Thầy sang Paris giảng dạy về Diện Chẩn và giới thiệu Âm Dương Khí Công cho CLB Akido ở Paris.
    – Năm 1993 tạp chí Énergie Santé (Pháp) đăng bài giới thiệu trân trọng về Âm Dương Khí Công và gọi đây là phương pháp thở (khí công) của người Việt Nam.
    – Quyển sách Âm Dương Khí Công được Thầy chỉnh sửa và hoàn thiện năm 1998.

    (Video tham khảo)

    Đôi điều với những người đã từng tập các môn khí công -nội công-yoga từ trước:   

    Quý vị nào đã từng tập qua các môn Khí công, Nội công như Misogi của Hiệp Khí Đạo, Tĩnh Tọa của Cương Điền, Nội công của Thiếu Lâm tự, Kim Cang Nội công hay Yoga…sẽ thấy mình không thể vận khí qua 2 Mạch Nhâm và Đốc, nhất là qua Mạch Đốc, và sẽ có cảm giác như bị nghẹt, tức dội và sau đó sẽ bị nhức từng chỗ như Ấn Đường (giửa 2 chân mày),Cự Khuyết (giữa thóp ngực), hay nơi bụng dưới…có khi hơi lại xông ngược lên mặt và làm nóng bừng khó chịu.

       Những sự kiện lạ trên sẽ khiến quý vị sợ hãi và dễ dàng bỏ cuộc, đồng thời cho rằng phương pháp này chỉ đưa đến những hậu quả tai hại. Và biết đâu lại chẳng đưa ta đến cảnh tẩu hỏa nhập ma ?

       Sự thật không có gì đáng cho quý vị lo sợ và khó hiểu cả. Việc đó chẳng qua là vì 2 Mạch Nhâm và Đốc chưa được đả thông mà thôi. Mặt khác , vì chiều vận khí của các phương pháp có khác nhau , cho nên có sự chỏi nhau và đưa đến các hậu quả như trên. 
       Như thế trong trường hợp này ta phải tập lại như sau :

    Thở bình thường, từ từ, nhẹ nhàng (không cố gắng lắm) dùng Ý dẫn Khí qua chỗ nghẹt (tránh dùng lực , tức cố ý dùng sức cho qua )

    Nếu qua không được thì đừng cố ráng sức làm mà hãy dừng lại , đợi qua ngày hôm sau sẽ làm tiếp.

     Cứ thế khoảng 1 tuần hay hơn, chỗ bế tắc sẽ thông và khi đó ta có thể tập như mọi người khác.

    Và 1 điều nên nhớ rằng: Không nên tham lam tập nhiều phương pháp cùng 1 lúc (hoặc trong ngày ). Vì có nhiều phương pháp không hợp với nhau và như thế sẽ đưa đến hậu quả xấu  cho người tập.

    VẤN ĐỀ CHỈ CÓ THẾ , MONG QUÝ VỊ CHỚ QUÁ LO SỢ MÀ BỎ CUỘC.  

    (J. Trí Việt tổng hợp)
    Xếp Hạng