TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN

do-hinh-dien-chan-6

    Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp là một phương pháp Phản xạ học mới, do GS TSKH Bùi Quốc Châu phát minh vào đầu năm 1980. Cũng giống như những phương pháp Phản xạ học đã có trên thế giới: ví dụ như phản xạ học ở bàn chân, phản xạ học trên loa tai, trên mũi… là dựa trên nguyên lý phản xạ thần kinh: khi cơ thể có bệnh, sẽ xuất hiện những vùng hoặc điểm bất thường trên da, nếu ta biết cách tác động lên những điểm bất thường đó theo những sơ đồ có sẵn sẽ giúp cơ thể tự phục hồi, lấy lại trạng thái cân bằng.

    Ví dụ, phản xạ học bàn chân được ứng dụng theo hình sau:

    do-hinh-dien-chan

    Hình 1: Sơ đồ các vùng phản xạ ở bàn chân

    Hình 1 là Sơ đồ các vùng phản xạ ở bàn chân, được nhiều người biết đến với tên gọi Foot massge (xoa bóp bấm huyệt ở bàn chân), khách hàng sẽ được những kỹ thuật viên tác động bằng cách xoa bóp, day ấn tại lòng bàn chân giúp thư giãn, giảm stress căng thẳng, giảm đau nhức mỏi bàn chân và cũng hỗ trợ phục hồi một số bệnh về nội tạng và ngoại vi cơ thể.

    Hoặc phương pháp Nhĩ Châm, cũng là một phương pháp phản xạ học nhưng là phản xạ trên loa tai, cũng sử dụng Sơ đồ vùng phản xạ trên loa tai theo hình 2.

    do-hinh-dien-chan-1

    Hình 2: Sơ đồ các vùng phản xạ trên loa tai

    Nhưng với Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp, Gs Bùi Quốc Châu đã tìm ra rất nhiều đồ hình phản chiếu trên toàn cơ thể chứ không chỉ riêng bộ phận nào, và Gs Bùi Quốc Châu đã gọi đây là phương pháp phản xạ thần kinh đa chiều đa hệ.

    ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN LÀ GÌ ?

    Theo thuyết phản chiếu mà GS TSKH Bùi Quốc Châu tìm ra thì vũ trụ, xã hội và con người là một thể thống nhất ( vạn vật đồng nhất thế ). Do đó con người là phản chiếu của vũ trụ ( nhân thân tiểu thiên địa ). Trong con người mỗi bộ phận đặc thù ( mặt, bàn chân, bà tay, ngón chân, ngón tay, loa tai, mũi, mắt ) đều phản chiếu cái tổng thể của nó ( tức là cơ thể ). Mặt là bộ phận tiêu biểu, đại diện cho toàn cơ thể. Do đó mọi tình trạng tâm lý, sinh lý, bệnh lý như tấm gương phản chiếu, ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người, ở trạng thái tĩnh và động của nó.

    Để ứng dụng phương pháp có hiệu quả, người học cần nắm vững các hệ thống Đồ hình Diện Chẩn, có những hệ thống đồ hình Diện Chẩn như sau:

    • Đồ hình Diện Chẩn trên mặt
    • Đồ hình Diện Chẩn trên bàn tay
    • Đồ hình Diện Chẩn trên bàn chân
    • Đồ hình Diện Chẩn trên loa tai
    • Đồ hình Diện Chẩn trên lưng

    Và thường dùng nhất là hệ thống Đồ hình Diện Chẩn trên mặt. Ta cùng tìm hiểu cách ứng dụng một số đồ hình sau:

    do-hinh-dien-chan-2

    Hình 3: Đồ hình Diện Chẩn phản chiếu ngoại vi cơ thể trên trán và tai

    Đồ hình Diện Chẩn trên cho ta thấy sự liên hệ giữa vùng trán, tai và các bộ phận ngoại vi cơ thể như sau:

    Trên mặt (trán và vùng tai) Các bộ phận cơ thể tương ứng
    1-Vùng 2 bên điểm chính giữa chân tóc trán

    2-Vùng ở hai bên điểm giữa trán

    3-Vùng giữa trán xuống khu vực giữa 2 đầu lông mày (Ấn đường)

    4-Vùng từ điểm giữa mí tóc trán theo viền trán tới góc trán

    5-Từ góc trán theo mí tóc xuống Thái dương

    6-Phần trên loa tai và phần da mặt trước tai

    7-Phần sát phía trên loa tai

    8-Vùng từ ngang đối vành tai xuống bình tai

    9-Đoạn biên giữa bình tai và da mặt

    10-Đoạn biên giữa dái tai và da mặt

    11-Nơi tiếp giáp giữa dai ta và mặt

    1-Mông

    2-Đầu gối

    3-Cẳng chân, bàn chân, ngón chân (ngón út giữa Ấn đường, ngón cái trên đầu lông mày)

    4-Lưng, bụng, ngực

    5-Khớp vai, cánh tay, các ngón tay

    6-Đầu, mặt, cổ

    7-Gáy, mắt

    8-Mũi

    9-Nhân trung

    10-Lưỡi

    11-Cổ họng, thanh quản, thực quản, khí quản.

     

    Từ bảng liên hệ trên, ta ứng dụng đồ hình Diện Chẩn phản chiếu ngoại vi cơ thể trên trán và tai như sau. Ví dụ:

    • Khi bị đau lưng: vùng tương ứng với lưng ở trên sát mí tóc trán, từ giữa mí tóc trán ra góc trán có thể sẽ có những dấu hiệu bất thường (mụn, nốt ruồi, tàn nhan…). Để giảm đau lưng: ta sẽ dùng Que Dò, hoặc vật cứng trơn nhẵn gạch miết từng đoạn 1-2 cm với một lực tương đối mạnh vào vùng đó và để ý cảm giác. Nếu thấy điểm nhạy cảm (đau, nhói, buốt, cộm cứng…) ta sẽ ấn vào đó và giữ cho đến khi đỡ đau. Rồi thực hiện tương tự với các điểm khác dọc theo vùng đó. Có thể thực hiện vài lần/ngày.
    • Khi bị đau họng, hoặc bệnh lý về thanh quản, khí quản…: vùng tương ứng tại vị trí gần dái tai có thể có những dấu hiệu như: nốt ruồi, nám, mụn… Nếu trường hợp đau họng cấp tính, để hỗ trợ giảm đau ta sẽ dùng đầu ngón tay bôi chút dầu cao nóng để xoa và day vào vị trí gần dái tai. Thực hiện 1-3 lần/ngày để giảm đau họng, viêm họng và ho.

    Ngoài ra còn những đồ hình Diện Chẩn trên mặt khác nữa, hỗ trợ cho nhiều vấn đề sức khỏe như: nội tạng, ngoại vi, bộ phận sinh dục, não và thần kinh…©

    do-hinh-dien-chan-3

    Hình 4: Đồ hình Diện Chẩn phản chiếu bộ phận sinh dục nữ trên mặt

    Ví dụ đồ hình Diện Chẩn phản chiếu bộ phận sinh dục nữ trên mặt, được ứng dụng trong các trường hợp liên quan vấn đề bệnh sinh dục của nữ. Từ xa xưa ông bà tổ tiên người Việt Nam ta đã có những đúc kết mô tả mối liên hệ giữa gương mặt và bộ phận sinh dục của nữ. Ví dụ: câu nói tục ngữ “mồm sao ngao vậy” ám chỉ miệng của một người phụ nữ sẽ liên hệ với âm hộ, và mũi sẽ liên hệ với tử cung, điều đó thể hiện rất rõ khi phụ nữ mang thai thì cánh mũi nở to ra, môi dầy và thâm đi. Và kinh nghiệm dân gian chỉ cần quan sát lông mày của một cô gái là biết đang có thai hay không.

    Chính từ đúc kết quý báu từ kho tàng dân gian, cùng với tư duy lập luận chặt chẽ đã giúp Gs Bùi Quốc Châu xây dựng nên phương pháp Diện Chẩn với một hệ thống Đồ hình Diện Chẩn mang tính khoa học và chính xác, góp phần làm phong phú nền Y học tự nhiên giúp con người tự phòng bệnh và nâng cao sức khỏe một cách chủ động.

    5/5 - (11 bình chọn)