TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

ỨNG DỤNG DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU HỖ TRỢ XỬ LÝ VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ.

ỨNG DỤNG DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU HỖ TRỢ XỬ LÝ VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ

    ỨNG DỤNG DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU HỖ TRỢ XỬ LÝ VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ

    Viêm tai giữa là tình trạng bộ phận tai giữa bị nhiễm trùng gây sưng, đau, chảy dịch và có thể gây sốt. Độ tuổi thường gặp là ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng cũng chưa được ổn định.

    Tai giữa là bộ phận nằm ngay sau màng nhĩ, có nhiệm vụ truyền những rung động âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong thông qua các xương nhỏ, giúp ta nghe được âm thanh.

    VIDEO HƯỚNG DẪN

    1. Nguyên nhân

    Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm tai giữa là do bị nhiễm khuẩn hoặc virus, do cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm VA và vòi nhĩ.

    2. Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em bao gồm:

    – Đau tai đặc biệt là khi trẻ nằm
    – Khó ngủ, quấy khóc
    – Nghe kém, phản ứng chậm với âm thanh
    – Sốt từ 38 độ trở lên
    – Chảy dịch từ trong tai
    Khi có những triệu chứng nêu trên cần tới bệnh viện để thăm khám kịp thời.
    Đối với những trường hợp viêm tai giữa cấp tính, mức độ nhẹ và thời gian bị dưới 2 tháng, ngoài các phương pháp thông thường, ta có thể áp dụng các kỹ thuật sau theo phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu để hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.

    3.Dụng cụ cần chuẩn bị:

    – Đũa inox
    – Điếu ngải cứu
    – Cao salonpas, kéo và gương (nếu tự làm)
    – Máy sấy tóc

    4. Cách thực hiện hỗ trợ chữa viêm tai giữa bằng Diện Chẩn như sau:

    – Bước 1: Dùng đầu đũa inox gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết, lưu ý đối với trẻ nhỏ nên gạch nhẹ nhàng, hoặc có thể chỉ cần sử dụng đầu ngón tay vẫn có kết quả.
    – Bước 2: Dùng đầu đũa inox gạch vào các vùng sau: đầu lông mày, khóe mắt, viền cánh mũi, xung quanh tai mỗi vùng khoảng từ 10-30 giây.
    – Bước 3: Dùng máy sấy tóc sấy ấm lòng bàn chân và thắt lưng khoảng 3-5 phút mỗi vùng.
    – Bước 4: Hơ ngải cứu ấm vùng vành tai khoảng 1 phút, sau đó thổi 3-5 hơi ngải vào lỗ tai bị viêm (nếu được)
    – Bước 5: Cắt cao salonpas kích thước 4x4mm với người lớn, và 2x2mm với trẻ nhỏ; và dán vào những vị trí huyệt sau: 127, 19, 41, 37, 38, 14, 16, 65, 74, 300, 0.
    Các bước trên có thể thực hiện từ 1-3 lần/ngày. Riêng bước hơ ngải cứu thực hiện 1 lần/ngày.

    bo-huyet-viem-tai-giua

    5. Lưu ý về thói quen ăn uống, sinh hoạt:

    – Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là bàn chân
    – Hạn chế uống nước đá, cam, chanh, dừa.

    Mến chúc Quý vị thực hiện thành công.
    Kính tri ân GS TSKH Bùi Quốc Châu – Nhà phát minh Âm Dương Khí Công, Diện Chẩn Việt Y Đạo, Chủ tịch danh dự Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu.
    Kính cảm ơn cô M. Trần Lan Anh – Người sáng lập, Chủ tịch Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu.

    5/5 - (8 bình chọn)