TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT XOAY CỔ TAY DIỆN CHẨN

    ĐẠI GIẢN THUẬT XOAY CỔ TAY DIỆN CHẨN

    Đây là một trong những đại giản thuật quan trọng, bài tập thường được dùng và dễ thực hiện nhất, có rất nhiều lợi ích đối với việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe, và hỗ trợ trị liệu các chứng bệnh thông thường.

    Với phương châm “Đơn giản hóa để đại chúng hóa”, GS.TSKH Bùi Quốc Châu đã nghiên cứu phát minh ra rất nhiều Đại Giản Thuật – là những kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc tự phòng và điều trị bệnh. Trong đó, Xoay cổ tay là đại giản thuật rất quan trọng, đơn giản và mang nhiều ích lợi to lớn.

    Xoay cổ tay giúp lưu thông khí huyết từ đầu đến chân, cho cảm giác ấm nóng khắp cơ thể. Nó cho hình ảnh tương tự như một dòng nước xoáy, mạnh hơn nhiều lần so với một dòng nước chảy, hay giống như việc dùng máy khoan để khoan một lỗ trên gỗ hay bê tông. Theo lý luận căn bản của Đông Y thì việc lưu thông khí huyết mạnh mẽ sẽ làm bệnh tật được tiêu trừ.

    Và với thuyết đồng ứng Diện Chẩn, cổ tay đồng ứng với cổ gáy, xoay cổ tay sẽ tác động đến cổ gáy. Mà cổ gáy gồm 7 đốt sống cổ, mỗi đốt lại liên quan đến các cơ quan nội tạng khác nhau trong cơ thể. Vì vậy, xoay cổ tay là phương pháp giúp phòng và điều trị rất nhiều chứng bệnh. (Lưu ý không tập xoay cổ gáy vì sẽ dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ).

    KỸ THUẬT XOAY CỔ TAY DIỆN CHẨN

    1. Gập ngón tay cái vào lòng bàn tay rồi nắm bàn tay lại. Lúc này bàn tay sẽ đồng ứng với cái đầu, và cổ tay đống ứng với cổ gáy. Không được để ngón tay cái ra ngoài vì lúc ấy bàn tay lại đống ứng với quả tim, việc xoay cổ tay sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.
    2. Tư thế tốt nhất để tập xoay cổ tay là tư thế đứng thẳng, 2 tay dơ thẳng lên hơi chếch tạo thành hình chữ V. Khi xoay cảm thấy mỏi thì 2 tay từ từ hạ dần xuống ngang mặt và giảm bớt tốc độ xoay. Khi hết mỏi thì lại đưa tay lên cao tiếp tục xoay. Có thể xoay ở tư thế ngồi hoặc nằm nhưng kết quả sẽ chậm hơn là tư thế đứng, lưu ý ở bất kì tư thế nào cũng nên để cẳng tay thẳng lên trời để đồng ứng với thân người.
    3. Xoay 2 cổ tay liên tục từ 3-5 phút. Xoay theo chiều bất kì mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. 2 tay sẽ tự động xoay theo chiều ngược nhau để cơ thể tự cân bằng Âm-Dương, đây là cơ chế tự động của cơ thể. Xoay với tốc độ nhanh nhất có thể duy trì được. Trong 1 lần tập chỉ được xoay theo 1 chiều duy nhất, không được xoay theo chiều ngược lại vì sẽ làm mất tác dụng của việc xoay cổ tay.
    Một ngày có thể tập 3-4 lần.

    NHỮNG TÁC DỤNG KHI XOAY CỔ TAY :

    • Làm lưu thống khí huyết, giúp ấm người ( từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân).
    • An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng.
    • Làm hồng hào da mặt.
    • Làm tiêu u, tiêu bướu.
    • Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).
    • Giảm sưng đau xương khớp.
    • Làm mạnh gân cốt.
    • Làm săn chắc da thịt.

    XOAY CỔ TAY CHỦ TRỊ :

    • Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
    • Thoái hóa đốt sống cổ.
    • Viêm khớp, khó co bóp các ngón tay chân.
    • Liệt chân không đi được do tai biến mạch máu não.
    • Mất ngủ.
    • Bị u, bướu ở các bộ phận trong cơ thể.
    • Các chứng bệnh khác do khí huyết bị bế tắc trong cơ thể.

    XOAY CỔ TAY LÀ MỘT KỸ THUẬT RẤT TỐT MÀ DỄ DÀNG THỰC HIỆN:

    • Người có bệnh nên tập 3-5 lần 1 ngày.
    • Người làm công việc văn phòng có thể tập lúc rảnh để phòng tránh các bệnh văn phòng do ít vận động và thoái hóa đốt sống cổ do ngồi máy tính nhiều.
    • Người cao tuổi nên duy trì tập thường xuyên để phòng tránh tai biến mạch máu não.
    • Người không có nhiều thời gian có thể tập thay cho động tác tập thể dục hàng ngày.

    VIDEO HƯỚNG DẪN XOAY CỔ TAY

     

    Kính tri ân thầy tổ Bùi Quốc Châu, người đã phát minh ra phương pháp Diện Chẩn – ĐKLP để giúp nhiều người biết cách chữa bệnh đơn giản, hiệu quả, không dùng thuốc. 26 60.
    Nếu thấy bài viết có ích, hãy chia sẻ để giúp cho nhiều người được biết bạn nhé.

    4.4/5 - (32 bình chọn)