TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

TỰ THOÁT KHỎI BỆNH TRẦM CẢM BẰNG DIỆN CHẨN

chua-tram-cam-bang-dien-chan

    Trầm cảm là căn nguyên phổ biến nhất dẫn đến tự sát ở trẻ em và vị thành niên. Tỷ lệ mắc trầm cảm chung ở trẻ em là 2%, ở lứa tuổi vị thành niên khoảng 5-8%.

    TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRẦM CẢM

    Bệnh trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây:
    • Khí sắc trầm buồn: khí sắc trầm buồn được biểu hiện qua nét mặt của bệnh nhân: buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ nét mắt rất đơn điệu, giảm hoặc mất các nếp nhăn. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn bã, chán nản, bi quan, mất hết niềm tin trong cuộc sống.
    • Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây: cảm giác nặng nề, mệt mỏi không muốn làm việc, đi đứng chậm chạp, luôn luôn cảm thấy mình không có đủ sức khỏe để làm việc dù là việc nhẹ, không quan tâm đến xung quanh kể cả con cái đang vui chơi cũng không để ý quan tâm. Bệnh nhân tự cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có trước đây kể cả ham muốn tình dục. Nam nữ có biểu hiện suy giảm tình dục như lãnh cảm ở nữ hoặc rối loạn cương dương ở nam giới
    • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 95% số trường hợp bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân cảm thấy trằn trọc khó đi vào giấc ngủ mặc dù đôi khi cảm thấy rất buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ, thức dậy sớm hơn bình thường. bệnh nhân được coi là mất ngủ khi ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày so với bình thường. Bệnh nhân có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày dẫn đến suy nhược cơ thể.
    • Mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, một số ít có biểu hiện tăng cân: bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn thậm chí có trường hợp nhịn ăn hoàn toàn dẫn đến gầy sút cân. Một số ít trường hợp có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn bình thường dẫn đến tăng cân
    • Mệt mỏi, giảm tập trung, giảm sút năng lượng: hay than phiền mệt mỏi mà không có một nguyên nhân nào, giảm khả năng tập trung vì vậy hiệu quả công việc giảm sút. Cảm giác mệt mỏi thường nặng hơn vào buổi sáng. Không còn hứng thú với việc gì. Bệnh nhân mệt mỏi không muốn làm gì đối với những trường hợp nặng còn không thể thực hiện được các công việc hàng ngày như: đi ra chợ, nấu cơm, giặt quần áo
    • Cảm giác vô dụng, tội lỗi: luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cảm giác tuyệt vọng không có lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai. Tự cảm thấy có lỗi với người thân, thua kém người khác, trở nên vô dụng.
    • Biểu hiện sinh lý : nhức đầu, mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức tay chân
    • Cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, dễ nổi giận với những người xung quanh, có những cơn sợ hãi, ngại giao tiếp, ít quan tâm đến người khác, đòi hỏi cao về những người khác
    • Hình thức bên ngoài: ăn mặc lôi thôi lếch thếch, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc giận dữ vô cớ, giọng nói trầm buồn đơn điệu gợi ý về bệnh trầm cảm.
    • Có ý định và hành vi tự sát: hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có ý nghĩ về cái chết nặng hơn là có ý định tự sát. Cảm giác tuyệt vọng không có lối thoát. Họ bị ám ảnh về bệnh tật, chán nản, dễ bị tổn thương dần dần tự nghĩ rằng chết đi cho đỡ đau khổ.

    PHÒNG NGỪA BỆNH TRẦM CẢM

    • Đối với một số sang chấn tâm lý không thể lường trước được như mất đi người thân, phá sản cần quan tâm, gần gũi, chia sẻ lấy lại niềm tin cho người bệnh
    • Tránh các sang chấn tâm lý: gạt bỏ áp lực trong cuộc sống nếu có thể
    • Đối với những người có biểu hiện trầm cảm cần theo dõi giám sát người bệnh vì người bệnh có thể có hành vi tự sát bất kì lúc nào
    • Đưa đến khám bệnh chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán bệnh kịp thời

    TỰ THOÁT KHỎI BỆNH TRẦM CẢM BẰNG DIỆN CHẨN

    Đồng thời, khi nhận sự can thiệp và trợ giúp từ bên ngoài,những bệnh nhân trầm cảm thực sự rất cần phương thức để tự thoát ra được vấn đề này.Yếu tố tự thân sẽ là yếu tố chính và quyết định cho vấn đề trầm cảm của các bạn. Xin chia sẻ những kỹ thuật cơ bản trong Dưỡng Sinh Diện Chẩn Bùi Quốc Châu sẽ giúp chính các bạn có đủ khả năng tự thoát ra khỏi căn bệnh trầm cảm này.
    Bước 1: Buổi sáng trước khi rời giường, dù rất mệt mỏi các bạn hãy làm ngay 12 động tác massage theo đường link dưới đây: https://youtu.be/1qymgQonDEU – chúng ta sẽ duy trì điều này thường xuyên hàng ngày và đều đặn.
    Bước 2: Sau khi làm xong 12 động tác, các bạn hãy nhẹ nhàng đứng dậy và thực hiện động tác xoay cổ tay từ 3-5 phút theo link: https://youtu.be/MzkWhNfvs6s , tôi chắc chắn rằng khi làm 2 động tác này đều đặn hàng ngày các bạn đã rất cố gắng nỗ lực. Nhưng các bạn sẽ thấy kết quả thay đổi tốt lên sau 3-5 ngày và chúng ta cần kiên trì làm đều đặn. Sau khi ổn dần lên các bạn cần làm 1 ngày 3 lần nhé.
    Bước 3: bước này sẽ làm khi các bạn cảm thấy vấn đề Trầm Cảm ập đến, đó là kỹ thuật Gạch mặt, chúng ta sẽ làm 3 lần ngắt quãng để xua tan các dấu hiệu trầm cảm đang ập đến. Lưu ý nên làm kỹ thuật gạch dài khi có dấu hiệu trầm cảm ập đến và sẽ làm kỹ thuật gạch ngắn giúp khai thông vào buổi chiều và buổi tối. Link video: https://youtu.be/70i6KFmixYo
    Bước 4: Các bạn nhớ đánh 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết giúp tăng cường sức khỏe và ổn định thần kinh, chúng ta nên đánh bằng đầu dương của cây sao chổi và một ngày chúng ta cũng làm từ 2-3 lần và sẽ điều chỉnh liều lượng sau đó. Link video: https://youtu.be/ZzsXmGwH9mg
    Bước 5: chúng ta sẽ day ấn Bộ Ổn Định Thần Kinh hoặc có thể dùng búa mai hoa (dụng cụ Diện Chẩn) gõ vào mỗi huyệt này 30 cái.

    bo-on-dinh-than-kinh-dien-chan

    Chúc các bạn đang gặp vấn đề trầm cảm sẽ tự thân thoát ra được vấn đề này.

    5/5 - (7 bình chọn)