TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

9 điều lưu tâm để sử dụng cẩm nang Diện Chẩn có hiệu quả

    9 điều lưu tâm để sử dụng cẩm nang Diện Chẩn có hiệu quả

    Bí quyết thực hành:

    • Nên chú trọng vào các cách làm đơn giản, người bệnh tự thực hiện sẽ có kết quả cao hơn và bền vững hơn.
    • Trong khi thực hiện các thao tác, cần hướng sự tập trung chú ý vào bộ phận hay vùng đang bị bệnh.
    • Nên thực hiện khi bụng không quá no cũng không quá đói.
    • Sau khi thực hiện các thao tác, cần nghỉ tối thiểu khoảng 30 phút mới được tắm rửa hoặc đi ra ngoài trời gió.

    Liều lượng phù hợp:

    • Trong một lần tác động, mỗi thao tác nên được lặp lại 2–3 lượt cách quãng (mỗi lượt cách nhau khoảng 30–60 giây).
    • Trong một ngày, các thao tác có thể được lặp lại từ 1–3 lần, tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như cảm nhận (dễ chịu hay khó chịu) của từng người đối với mỗi thao tác cụ thể. Trừ những vấn đề có tính đặc thù cần thực hiện nhiều hơn thì được ghi chú cụ thể trong chuyên mục.
    • Nếu cần phải thực hiện dài ngày đối với một nhóm thao tác nào đó (hỗ trợ trị liệu bệnh mãn tính), thì chú ý, các tác động có dùng đến sấy nóng, chườm nóng, hơ ngải cứu và day ấn/dán cao Salonpas, liệu trình là tùy vào từng cá nhân. Nếu hơ thấy trong người nóng và khô thì ngưng vài ngày, sau nếu hết nóng thì hơ tiếp nếu bệnh chưa dứt. (Có thể tham khảo liệu trình 12/3
    • làm 12 ngày thì nghỉ 3 ngày).

    Khi nào nên giảm bớt hoặc dừng tác động:

    • Trường hợp có thao tác nào đó tạo cho chúng ta cảm giác khó chịu (đau quá hay nhột nhạt, nóng quá hoặc lạnh quá…), thì nên giảm bớt cường độ và số lần tác động đi. Nếu sau 3–5 lần thực hiện với số lần thao tác đã giảm mà vẫn thấy khó chịu thì nên dừng thao tác đó.
    • Với các vấn đề có triệu chứng rõ rệt như đau, nhức, ngứa, tê bì, sưng tấy,… khi tác động đã xử lý giảm được tới khoảng 80–90% cảm giác triệu chứng rồi thì nên dừng lại trong lần tác động đó hoặc liệu trình đó.

    Đối với phụ nữ đang mang thai:

    Có thể áp dụng các kỹ năng chăm sóc sức khỏe trong sách này, nhưng cần thao tác nhẹ hơn người bình thường. Ngoài ra, cần tuân thủ các lưu ý riêng dành cho thai phụ trong từng chuyên mục (nếu có).

    Đối với trẻ em:

    • Từ 0 đến 6 tuổi: Tất cả các thao tác cần thực hiện nhẹ nhàng, nên dùng ngón tay thay cho dụng cụ sẽ dễ tiếp cận hơn, cùng với sự quan sát kỹ phản ứng của trẻ, nếu thấy trẻ có biểu hiện
    • khó chịu với thaotác nào thì cần giảm nhẹ bớt lực hoặc ngừng thực hiện kỹ thuật đó
    • Từ 7 đến 18 tuổi: Có thể kết hợp thao tác bằng tay cùng với dụng cụ để tăng hiệu quả tác động.
    • Không nên gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết quá 2 lần/ngày trong nhiều ngày liên tục khi hỗ trợ trị liệu những triệu chứng thông thường cho trẻ. Trừ những trường hợp bệnh nặng, hoặc nhằm hỗ trợ hạ sốt thì cần thực hiện nhiều hơn 2 lần/ngày trong một khoảng thời gian ngắn.

    Đối với người cao tuổi và những người mang bệnh nặng:

    Nên thực hiện các bài tập và các thao tác nhiều lần trong ngày hơn so với người trẻ tuổi hoặc người mang bệnh nhẹ.

    Đối với người có thể tạng thường nóng, hoặc huyết áp cao:

    Các thao tác cần thực hiện chậm, nhẹ hơn mức độ trung bình (mức độ trung bình được xác định theo cảm nhận vừa đủ của người bệnh), chú ý chiều hướng tác động nên thực hiện “từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”. Nếu bạn đã thạo các kỹ thuật chuyên sâu, thì nên chọn các dụng cụ có tính âm.

    Đối với người có thể tạng thường lạnh, hoặc huyết áp thấp:

    Các thao tác cần thực hiện nhanh và mạnh hơn mức độ trung bình, chú ý chiều hướng tác động nên thực hiện “từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong”. Nếu bạn đã thạo các kỹ thuật chuyên sâu, thì nên chọn các dụng cụ có tính dương.

    Phối hợp điều trị:

    • Bạn nên tìm hiểu kỹ về các triệu chứng đang mắc phải, qua các chuyên trang về y tế trên internet và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế, để nắm rõ về vấn đề và tình trạng sức khỏe của mình.
    • Nếu bạn đang phải điều trị dài ngày bằng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, thì bạn cứ duy trì song song với việc áp dụng cẩm nang này. Cho đến khi thấy tình trạng sức khỏe tương đối ổn định, bạn có thể tham vấn ý kiến của thầy thuốc để có lộ trình dùng thuốc giảm dần, hướng đến dừng hẳn. Bạn không nên tự ý dừng uống thuốc đột ngột, có thể dẫn đến những phản ứng không tốt, do cơ thể chưa kịp thích
    • Nếu bạn đang có những liệu trình điều trị dài ngày bằng các phương pháp y học bổ sung khác như vật lý trị liệu hay châm cứu, bấm huyệt trung y…, thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để phối hợp điều trị cho hiệu quả, hoặc nên thực hiện xong liệu trình theo các phương pháp trên, trước khi áp dụng cẩm nang này.

    Sách Cẩm Nang Diện Chẩn 

    KHÓA HỌC Diện Chẩn Thực Hành – Thành Thạo Cẩm Nang

    Học trực tiếp tại Hội Quán (địa chỉ: số 1 ngõ 95 phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội)
    Giáo trình: 20 giờ trong 10 buổi học (2h/buổi)

    • Khai giảng:  09h00 - 16h00 thứ Bảy ngày 09/3/2024. Học Thứ Bảy và Chủ Nhật

    5/5 - (6 bình chọn)