TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

  Xử Lý Đái Dầm Bằng Diện Chẩn

xu-ly-dai-dam-bang-dien-chan

      Xử Lý Đái Dầm (ở trẻ trên 4-5 tuổi) Bằng Diện Chẩn

    Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:

    • Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết (Dùng đầu 1 chia) thực hiện 1 lần/ngày.
    • Dùng đầu ngón tay gõ nhẹ các điểm được đánh dấu theo [hình 2.7a], thực hiện 1-3 lần/ngày
    • Dùng móng tay hoặc lược sừng chải đầu khắp da đầu cho trẻ khoảng 30-50 cái, thực hiện 1-2 lần/ngày.
    • Dùng đầu ngón tay chà ấm vùng cằm cho trẻ, thực hiện 1-2 lần/ngày.
    • Dùng máy sấy tóc sấy ấm lòng bàn chân khoảng 3-5 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.

    xu-ly-dai-dam-bang-dien-chan-1

    Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):

    • Dùng que dò để ấn và dán cao các huyệt theo [hình 2.7b]: 87, 50, 37, 124, 126, 103, 300, 0, thực hiện 1-2 lần/ngày.

    xu-ly-dai-dam-bang-dien-chan-2

    Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:

    • Hơ ngải cứu vào những vùng đánh dấu trên hình 7a, mỗi vùng 30 giây – 1 phút. Thực hiện 1 lần/ngày.
    • Nhắc trẻ đi tiểu và không uống nước trước khi đi ngủ.
    • Cần giải thích cho trẻ và không trách móc, trêu trọc khi trẻ đái dầm để tránh tình trạng trẻ bị căng thẳng tâm lý. Động viên khích lệ khi trẻ không đái dầm.
    • Các động tác day, chà với lực vừa phải theo sức chịu đựng của trẻ.
    • Nếu trẻ đái dầm trong thời gian dài kèm theo hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt… thì cần đưa trẻ đi khám.

    Sách Cẩm Nang Diện Chẩn 

    5/5 - (14 bình chọn)