TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

CẢM MẠO VÀ CÁCH XỬ LÝ BẰNG DIỆN CHẨN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU

chua-cam-bang-dien-chan

    I. CẢM LÀ GÌ ?

    CẢM: Là danh từ dùng để chỉ bệnh do sự thay đổi tiết. Ta thường gọi là bệnh khi trái gió, trở trời. Đông Y hay gọi là CẢM MẠO hay NGOẠI CẢM. Tây Y cũng dùng để chỉ một bệnh do Vius gây nên. Cần phân biệt với CÚM (Grippe) là bệnh có thể lây lan nhanh chóng thành dịch lớn. CÚM thường gây ra những biến chứng tai hại hơn CẢM.

     NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH CẢM:

    * Theo Tây Y: Bệnh CẢM là bệnh có ảnh hưởng của thời tiết và do Vi-rút (Virus) gây nên
    * Theo Đông Y: Do sức chống đỡ của cơ thể kém, PHONG HÀN xâm nhập làm PHẾ KHÍ không tuyên thông, gây nên CẢM MẠO. Nếu khí hậu trái thường uế khí nhiều, nhiệt độ mạnh, xâm nhập PHẾ sẽ gây CÚM. Nếu lan truyền sẽ gây thành DỊCH CÚM.

     TRIỆU CHỨNG:

    * Đông Y: Có hai thể bệnh chính:
    1.Thể PHONG HÀN: Đau đầu, phát nóng, sợ lạnh, không có mồ hôi, nghẹt mũi (chảy nước mắt), rêu lưỡi mỏng, trắng, mạch phù, khẩn.
    2.Thể PHONG NHIỆT: Đau căng đầu, đau họng, ho có đàm vàng đặc, sốt cao, không sợ lạnh, ít mồ hôi, đau mình mẩy, khô miệng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch Phù.
    *Tây Y: Không phân chia CẢM nóng hay lạnh như Đông Y mà chỉ ghi triệu chứng nhức mỏi, sốt nhẹ, đau mình, nghẹt mũi, đau họng.

    II. CHỮA CẢM BẰNG DIỆN CHẨN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU

    Qua nhận xét trên thực tế, chúng ta thấy.
    – Về nguyên nhân bệnh: Chủ yếu là do sức đề kháng của cơ thể kém, do sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do sinh hoạt không hợp lý bệnh: Chủ yếu là do sức đề kháng của cơ thể kém, do sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do sinh hoạt không hợp lý (lao lực, lao tâm, thói quen tắm đêm, tắm ngay sau khi đi làm mệt về đổ mồ hôi: sau khi giao hợp còn để quạt máy hay ăn uống một số thức ăn có tính hạ nhiệt, giải biểu hạ áp như: chanh, cam, rau má, rễ tranh , nước dừa… lâu ngày khiến da thưa hở, do đó dễ cảm nhiễm thời tiết). Bệnh bị xâm nhập chủ yếu qua đường HÔ HẤP và DA LÔNG, TẠNG PHẾ và THẬN bị ảnh hưởng nhiều nhất.

    – Về triệu chứng: CẢM MẠO do thời tiết thường đi liền với HO (Cảm ho) và SỔ MŨI (Cảm số mũi), ớn lạnh, Sợ gió, đau mình, mỏi mệt, hơi thở lạnh, tay chân lạnh ở trường hợp CẢM LẠNH. Đôi khi sốt cao, viêm họng, hơi thở nóng, tiểu nóng, mạch nhanh ở trường hợp CẢM NÓNG.

    – Về chẩn đoán: Dùng QUE DÒ khám, ta thường thấy xuất hiện những điểm đau (thống điểm) ở các huyệt 26,3,39,38,15,143,14,16,222,29,85,87,60 trên mặt của các bệnh nhân bị CẢM NÓNG.

    chua-cam-bang-dien-chan-1

    Và đối với các bệnh nhân bị CẢM LẠNH ta thường khám thấy các điểm đau ở huyệt số 0,17,127,1,7,37,19,13,63 (vận dụng thuyết ĐỒNG BỘ THỐNG ĐIẾM).

    chua-cam-bang-dien-chan-2– Về mặt điều trị: Chỉ cần áp dụng một trong những cách sau đây (hoặc tổng hợp các cách). Bối dầu xoa vuốt ấm nóng vùng mang tai (trước tai) và vành tai, hai bên sườn mũi, đầu mũi, cằm, hai cung mày (gờ mày), vành môi trên đối với bệnh CẢM LẠNH. Day ấn hoặc lấy cục nước đá nhỏ áp vào các huyệt 26,3,39,38,294,222,85,87,14,15,16,275 đối với bệnh CẢM NÓNG.

    chua-cam-bang-dien-chan-3

    Có thể dùng phương pháp DÁN CAO vào các huyệt trên hay để ngón tay lên huyệt (Mỗi huyệt 1- 2 phút). Đặc biệt, để ngừa bệnh CẢM MẠO, chỉ cần làm một động tác đơn giản là đánh dầu cù là vào vùng mang tai (nhất là huyệt số 0) hai bên rườn mũi và cằm mỗi ngày vài phút. Sau đó, có thể DÁN CAO vào các huyệt số 0,287,7,127,51 mỗi đêm, sáng gỡ ra.

    chua-cam-bang-dien-chan-4

    – Lý giải: Tác động huyệt số 0 để tăng sức đề kháng, làm ấm người. Huyệt số 7,287 để làm ấm, cầm sổ mũi, Huyệt 51 để làm ấm chân.
    – Về thuốc Nam: Ta có thể áp dụng toa ÂM DƯƠNG THANG tức toa TẮC NGHỆ với liều lượng và cách dùng như sau:
    +Bệnh CẢM NÓNG: 2 hoặc 3 trái tắc to, bổ đôi để vào chén, giã nát 3 lát nghệ sà cừ bỏ vào, thêm 3 muỗng mật ong, 2/3 chén nước rồi đem chưng cách thủy. Sau khi sôi đổ 10 – 15 phút, uống ngày 3 lần sau bữa ăn. Tránh uống lúc đói.
    + Bệnh CẢM LẠNH: Giã nát một củ nghệ độ 30 – 40gr (cỡ ngón chân cái người lớn) thêm vào nửa trái tắc 3 muỗng mật ong, 2/3 chén nước. Cách dùng như trên.
    + Bệnh không rõ NÓNG hoặc LẠNH: 2 trái tắc + 1 củ nghệ 30gr. Cách làm và cách dùng như trên.

    KIÊNG ĂN: Cam, nước dừa, nước mía,nước đá nếu bị cảm lạnh
    Lưu ý:
    * Không nên dùng quá liều lượng đã quy định trên, có hại
    * Cần linh động gia giảm tùy tình trạng bệnh
    * Trái TẮC thuộc ÂM làm mát (nếu dùng nhiều sẽ làm lạnh cơ thể ). CỦ NGHỆ thuộc DƯƠNG làm ấm (nếu dùng nhiều sẽ làm nóng cơ thể ).

    III. PHÒNG BỆNH TỔNG QUÁT:

    Mỗi ngày, ngay sau khi thức dậy, lúc còn trong mùng xoa mặt bằng tay (có thể chấm thêm một ít dầu cù là) chà sát khắp mặt, đầu, vành tai, cổ, gáy. Sau đó, lấy ngón tay chà từng vùng trên mặt tương ứng với các cơ quan nội tạng hay bộ phận bên dưới, làm khoảng 2 phút Xong, ngồi trên giường xếp bằng để hai tay bắt chéo ra sau lưng cúi gập 3 phía: trước mặt, bên phải và bên trái. Mỗi phía từ 5 – 10 lần. Vừa làm vừa hít sâu. Xong đi ra rửa mặt bằng khăn nhúng nước ấm, chà sát khắp đầu, mặt, cổ, gáy, tại trong vòng 2 phút. Tất cả động tác thực hiện khoảng 10 phút, sau đó đi tắm. Các động tác trên phải làm thường xuyên mỗi sáng.
    Tối có thể chỉ nên, xoa nóng gan bàn chân bằng hai tay hay chân (cọ sát nhau). Nếu tối xoa mặt bằng nước ấm hoặc chạy tại chỗ sẽ làm khó ngủ. Phương pháp tập luyện đơn giản này, nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và đều đặn mỗi ngày, sẽ giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh và khoan khoái. Đó là một cách phòng bệnh đơn giản mà hữu hiệu lại ít tốn sức, ít mất thì giờ, phù hợp với nhiều người.

    ( Tài Liệu: Bài giảng Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu)

    5/5 - (2 bình chọn)