TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

XỬ LÝ ĐAU NHỨC ĐẦU BẰNG DIỆN CHẨN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU

chua-nhuc-dau-bang-dien-chan-bui-quoc-chau

    I. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐAU NHỨC ĐẦU

    Chưa có triệu chứng cơ năng nào thông thường, phổ biến bằng NHỨC ĐẦU. Chưa có triệu chứng nào mà nguyên nhân phức tạp bằng. Vì lý do đó nên thầy thuốc càng không chú ý khám xét điều trị. Thường là bệnh nhân tự chữa lấy bàng những thuốc được bạn bè mách sau khi đã khám nhiều thầy thuốc, bàng những thuốc điều trị NHỨC ĐẦU bán tự do có lẽ được tiêu thụ nhiều nhất thế giới ( Đặng Văn Chung –  Điều Trị Học II) .

    II. BỆNH ĐAU NHỨC ĐẦU THEO TÂY Y VÀ ĐÔNG Y

    * NGUYÊN NHÂN:
    A. TÂY Y: Những danh từ: Nhức đầu, váng đầu, buốt óc chỉ là mức độ khác nhau. NHỨC ĐẦU thường ở các vị trí sau: vùng trán, thái dương, đỉnh đầu, chẩm (occipit) không có giá trị nhiều về chuẩn đoán nguyên nhân. Chỉ có NHỨC NỬA ĐẦU (migraine). ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ V là rõ rệt. Không  thể kể hết nguyên ra nhân NHỨC ĐẦU và phần lớn lại không tìm ra được nguyên nhân.

    Theo một số tác giả thì nguyên nhân NHỨC ĐẦU có thể là:
    + Do mạch máu như huyết áp tăng, chứng nhức nửa đầu, dị ứng
    + Do chấn thương sọ não
    + Do phản ứng vì bệnh: tai, mũi, họng, xoang, răng, bệnh mắt (cận thị, viễn thị), bệnh cột sống, cổ hay có bệnh xa não (tiêu hóa, gan, mật, thận, sinh dục, nhiễm độc, thiếu máu)
    + Do rối loạn tinh thần, suy nhược thần kinh.

    Đứng về phương diện Điều trị. Người ta phân biệt:

    – NHỨC ĐẦU do một bệnh tìm thấy được

    – NHỨC ĐẦU đơn độc không tìm thấy nguyên nhân

    Nói chung, có nguyên nhân hay không, trừ vài nguyên nhân có thể điều trị khỏi hẳn như: Viêm xoang, răng, mắt, mắt, phần lớn  NHỨC ĐẦU khó khỏi hẳn, tái phát và cần điều trị triệu chứng bằng thuốc (ĐẶNG VĂN CHUNG – Điều Trị Học).

    B. ĐÔNG Y: ĐẦU là nơi hội họp của các Kinh Dương cũng là nơi tụ tập khí huyết của TẠNG PHỦ. Vì vậy NGOẠI CẢM hay NỘI THƯƠNG đều làm cho Mạch Lạc mất điều hòa, khí huyết bị trở ngại mà sinh ra ĐAU ĐẦU.

    * Nguyên nhân:
    – Có thể NGOẠI CẢM tức là CẢM nhiễm tà khí của  Phong, Hàn, Thử, Thấp làm cho Mạch Lạc cũng tắc, khí huyết không thông, phát sinh ra bệnh ĐAU ĐẦU..
    – Có thể NỘI THƯƠNG như : Tình chí không điều hòa làm cho CAN KHÍ xung nghịch nên ăn uống không điều độ làm cho đàm trọc uất kết lại, phòng dục không tiết chế làm cho Thận khí suy yếu dần.
    Sau khi bệnh nặng đã khỏi, Khí huyết còn suy kém. Các nguyên nhân trên đều gây ra bệnh đau đầu.

    III. CHỮA BỆNH ĐAU NHỨC ĐẦU BẰNG DIỆN CHẨN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU

    A. NGUYÊN NHÂN:

    NHỨC ĐẦU là bệnh phổ biến và do nhiều nguyên nhân, nhưng cũng không ngoài các yếu tố: Thần kinh, Nội tạng, Môi trường, Khí hậu, Sinh hoạt, Ăn uống. Cho nên muốn chữa có kết quả chứng ĐAU ĐẦU thì phải tìm hiểu xem nguyên nhân gây ra chứng ĐAU ĐẦU là do ở cơ quan, bộ phận nào hay do môi trường (khói xe, khói thuốc lá, thời tiết nóng nực, thiếu oxy, nhiều gió), do thức ăn (nước đá, rau má, nước chanh, cam, nước dừa, rượu, cà- phê, thuốc lá) hoặc sinh hoạt (quá căng thẳng đầu óc, lo sợ, buồn rầu).

    B. TRIỆU CHỨNG:

    Trên thực tế NHỨC ĐẦU có nhiều dạng do cảm giác của bệnh nhân ghi nhận được như nặng nề, ê ẩm, nhức buốt, nhức căng, nhức có cảm giác như có cái gì giật bên trong, nhức như bị thanh sắt xuyên qua đầu hoặc búa bổ vào đầu, nhức như niền xiết đầu, nhức như lồi mắt ra, nhức gân gấy gáy lan ra hai vai, nhức sau châm, giữa đỉnh đầu, giữa trán, nhức 1/2 bên đầu… tùy theo kiểu đau và vị trí chỗ  đau mà cách chữa khác nhau.

    C. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:

    Cũng giống Đông Y và Tây Y. Diện Chẩn – ĐKLP tìm nguyên nhân gây ra ĐAU ĐẦU là do  ở cơ quan, bộ phận nào và từ đó tìm cách chữa cùng lúc nguyên nhân và triệu chứng.
    Ví dụ: Tìm ra chứng NHỨC ĐẦU của một bệnh nhân là do Huyết áp cao hoặc thấp thì chữa huyết áp là chính, đồng thời vẫn chữa triệu chứng ĐAU ĐẦU.

    Nếu đau dây thần kinh Tam thoa thì chữa đau thần kinh Tam thoa là chính, đồng thời vẫn làm giảm cơn đau nhức. Nếu là đau răng thường thì chữa răng là chính hoặc nếu do đau tại thì chữa tai là chính, chữa triệu chứng là phụ hoặc NHỨC ĐẦU do táo bón thì chữa táo bón là chính hoặc đôi khi do nguyên nhân ở bên ngoài như do ăn uống sai lầm, sinh hoạt không đúng cách… thì lo chữa nguyên nhân đó, song song với việc chữa triệu chứng. Tuy nhiên, nói chung là phải kiên trì với bệnh này thì mới mong có kết quả tốt.

    D. CHẨN ĐOÁN và CÁCH ĐIỀU TRỊ:

    + Dùng QUE DÒ khám các huyệt về thần kinh và Nội tạng để biết đau do Thần kinh hay Nội tạng.
    Ví dụ: Dò thấy huyệt 124, 34 đau biết là Nhức đâu đó Thần kinh căng thẳng hay do mất ngủ, hoặc thấy đau ở huyệt 50 biết là do huyết áp thấp. Thấy đau ở huyệt 26, 8 biết là do huyết áp cao. Thấy đau ở huyệt 7, 53,156 biết là do kinh nguyệt không đều.

    Cần kết hợp khám lâm sàng (kiểu Tây Y) và hỏi triệu chứng để biết rõ thêm gốc bệnh và cảm giác bệnh, từ đó chọn huyệt thích hợp, khi biết rõ đích xác gốc bệnh thì dùng các hình thức tác động.

    IV. KIÊNG CỮ

    + Nước đá, nước dừa, cam, chanh, cho bệnh NHỨC ĐẤU do HƯ HÀN, PHONG HÀN, HUYẾT ÁP THẤP.
    + Thức ăn mặn, cà-phê, thuốc lá, rượu cho bệnh HUYẾT АР САО.
    + Gió, quạt máy, nước dừa, cho bệnh YẾU GAN THẬN.

    * TÓM LẠI:
    Nên theo dõi sát bệnh mình: để ý những gì làm mình khó chịu thì kiêng cữ.
    Mặt khác, phải rèn luyện cơ thể để chống chọi với bệnh. tật.

    ( Tài Liệu: Bài giảng Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu)

    5/5 - (12 bình chọn)