KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH CỦA HỌC VIÊN

CHỮA CHẤN THƯƠNG

    CHỮA CHẤN THƯƠNG BẰNG DIỆN CHẨN

    Khi nghiên cứu Diện Chẩn – ĐKLP một cách sâu sắc tôi thấy rằng có thể chữa hầu hết các bệnh thường gặp, một trong số đó là chữa chấn thương, từ rách da, dứt tay, sưng tấy bầm, không đi lại được hoặc không đưa tay lên được… Tôi xin trình bày một vài trường hợp sau.

    TRƯỜNG HỢP 1

    ĐỨT TAY, TOẠC RÁCH DA HOẶC MẤT MỘT MẢNG DA.

    Gặp trường hợp này trước tiên ấn 2 huyệt cầm máu 16-, 61- cho tới khi chỗ vết thương cầm máu, dùng nước ô xy già, nước muối hay cồn rửa vết thương, dùng bông thấm khô, kết hợp ấn Bộ tiêu viêm, tiêu độc: 26, 3, 38, 50, 41, 16, 57, 61, 143, 85, 29, 5, 17, 14.

    Sau đó dùng nhang ngải cứu họ liên tục lên vết thương sao cho Hồng cầu, Tiểu cầu, huyết tương kết dính lại tạo thành màng vẩy đen, thời gian hơ ngải kéo dài vài phút đến 1 giờ tuỳ theo chỗ vết thương rộng hay hẹp, mỗi ngày hơ 3 lần hoặc hơn, vết thương chóng lành, liền miệng, có thể xức thuốc nếu cần, băng lại tránh nhiễm trùng. Thực tế cho thấy sau khi liền da, để lại sẹo nhỏ mờ.

    Chú ý: Tránh nước khi vết thương chưa liền miệng cho tới khi lớp vẩy đen tự bong dần ra.

    TRƯỜNG HỢP 2

    CHẤN THƯƠNG SƯNG TẤY, TỤ MÁU, Ở BỘ PHẬN TỨ CHI, NGOẠI VI

    Trường hợp người bệnh đau nhức sử dụng Bộ tan máu bầm làm giảm cơn đau : 156+, 7+, 50, 3+, 61+, 290+,16+, 37.

    Sau đó ấn Bộ tiêu viêm, tiêu độc đã nêu ở trường hợp 1. Bệnh nhân bớt đau nhức, lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào các chỗ sưng tấy và hơ trên các vùng phản chiếu thuộc bộ vị, ứng dụng theo 8 nguyên tắc trong Diện chẩn sau.

    Hơ ngải trực tiếp, theo phản chiếu, bên trái, bên phải, trên dưới, trước sau, theo đông hình, đối xứng, đồng ứng, và các bộ vị trên phản chiếu . Nếu có điều kiện làm nhiều lần trong ngày, vết thương chóng khỏi, rút ngắn thời gian chữa trị. Chữa bằng phương pháp DIỆN CHẨN là một điều kỳ diệu, biết tác động đúng cách giúp cơ thể chống lại sự phát triển của vi trùng một cách hiệu quả mà không cần dùng kháng sinh. Trong thực tế chữa trị các vết thương chúng tôi rút ra kinh nghiệm hơ ngải cứu, miệng vết thương khô lại vài ngày sau lớp màng đen đã che kín, nếu bôi thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng thì vết thương không khỏi mà còn mưng mủ thêm, loại trừ phải tiêm thuốc chống uốn ván (TETANOS).

    TRƯỜNG HỢP 3

    BỊ TRẬT KHỚP, SAI KHỚP TÍM BẦM, SƯNG TẤY.

    Trước khi điều trị phải xoa nắn, hơ nóng làm giãn cơ, ấn Bộ giãn cơ toàn thân đưa khớp vào vị trí, nếu không bệnh nhân rất đau đớn và chữa không hiệu quả.
    Khi khớp đã vào vị trí bệnh nhân sẽ không đau, chữa bằng Diện Chẩn chỉ 3 đến 5 lần là khỏi. Ngày có thể làm 2 đến 3 lần.

    TRƯỜNG HỢP 4

    CHẤN THƯƠNG ĐẦU GỐI, CỔ CHÂN SƯNG KHÔNG ĐI LẠI ĐƯỢC.

    Tôi có một kinh nghiệm rất hiệu quả đó là dùng búa Cao su lớn đầu có ý định gõ vào mắt cá phía ngoài bên chân không đau, tìm sinh huyệt nơi đau nhất, gõ nhẹ vừa phải, gõ lúc đầu bệnh nhân rất đau, sau đó chỗ đau sinh huyệt giảm dần cho tới khi hết đau thì ngừng gõ, bệnh nhân sẽ đi lại được ngay, (thường thời gian gõ chỉ 5 đến 7 phút) không phải bỏ thuốc dài ngày như các phương pháp khác.

    Đối với người lớn tuổi thì gõ nhẹ và làm nhiều lần thì mới hết, thậm chí phải vận dụng nhiều cách trong DIỆN CHẨN như hơ ngải , day ấn bộ vị trên các vùng phản chiếu, so với các phương pháp khác, Diện Chẩn khỏi nhanh hơn.

    TRƯỜNG HỢP 5

    TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG

    Xác định bệnh nhân bị gẫy xương bằng phương pháp sờ nắn, Diện Chẩn chỉ sơ cứu bằng các huyệt giảm đau, cầm máu rồi chuyển đến bệnh viện ngay để y học hiện đại sử lý.
    Sau khi Tây y sử lý xong như bó bột, cố định xương … Diện Chẩn có thể kết hợp hàng ngày day ấn các Bộ huyệt làm tan máu bầm, Bộ tiêu viêm, Bộ tăng cường sức đề kháng.vvv. Thực tế cho kết quả tuyệt vời ngoài sự mong muốn của bệnh nhân.

    Trong bài viết chưa có nhiều kinh nghiệm, có cho còn thiếu sót, mong được đóng góp ý kiến, bổ sung. Xin chân trong cám ơn…

    Võ Công Tú

    5/5 - (6 bình chọn)