KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH CỦA HỌC VIÊN

ĐAU VÙNG DẠ DÀY

    CHỮA ĐAU VÙNG DẠ DÀY BẰNG DIỆN CHẨN

    I. PHÂN BIỆT TRIỆU CHỨNG ĐAU VÙNG DẠ DÀY

    A. VIÊM DẠ DÀY CẤP
    Triệu chứng: Lợm giọng buồn nôn, tức đau vùng Thượng vị, mửa ra thức ăn có cả mật, có vị chua hoặc đắng.

    B. VIÊM DẠ DÀY MÃN
    Triệu chứng: Giống viêm dạ dày cấp, chỉ khác đau sau khi ăn.

    C. VIÊM LOÉT DẠ DÀY
    Triệu chứng táo bón, vùng thượng vị, đau lâm râm đến đau dữ dội. Khi đói thì đau. Đau cả về ban đêm, ăn rồi hoặc mửa xong thì hết đau. Đau theo chu kỳ hàng năm về mùa lạnh. Thời gian đau kéo dài, ấn vào chỗ đau thấy dễ chịu.

    II. NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ SINH BỆNH

    A. THEO ĐÔNG Y.

    Do tỳ vị hư hàn, vị nhiệt khí uất, can vị khí trệ, thức ăn tích trệ, đàm trệ, huyết ứ ngưng trệ…
    Tất cả các nguyên nhân trên đều làm rối loạn vận hoá và thăng giáng của vị khí gây nên bệnh đau dạ dày.

    Thực tế trên lâm sàng thường gặp 2 thể:
    a.Thể Can khí phạm vị.
    b.Thể Tỳ vị hư hàn.

    1. THỂ CAN KHÍ PHẠM VỊ

    Triệu chứng:
    Lo lắng, tức giận bất thường, khí uất làm thương tổn đến gan , Can khí hoàng nghịch xúc phạm đến vị, vị bị trở ngại sinh đau dạ dày, có biểu hiện bụng trên đầy chướng, đau xuyên lên sườn, kèm ợ hơi ợ chua.

    2. THỂ TỲ VỊ HƯ HÀN

    Triệu chứng vùng bụng trên đau lâm ram, nôn ra nước trong, thích uống nước nóng, sợ uống nước lạnh, ấn vào đau giảm, người mệt mỏi không có sức, mạch hư.

    B. THEO DIỆN CHẤN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

    Thường có nguyên nhân chủ yếu do suy nghĩ nhiều, căng thẳng đầu óc thường xuyên hoặc tức giận thái quá hay ăn uống bất thường (quá no, quá đói) ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống trà, cà phê quá đậm đặc lúc bụng đói, hay uống nhiều rượu mạnh, hút thuốc lá, ngoài ra còn thói quen uống nhiều nước đá lạnh lúc đói, ăn xong đi làm nặng ngay hoặc phải tập trung suy nghĩ nhiều trong khi ăn. Tất cả những yếu tố kể trên dẫn đến bệnh đau dạ dày.

    III. CHẨN ĐOÁN 

    – Dựa vào kết quả của Y học hiện đại như: Siêu âm, chụp Xquang, Nội soi.

    – Dựa vào các triệu chứng của Đông y như:

    1. DO HÀN THỐNG.
    Vùng bụng đau quặn, đau đột ngột, đau không gián đoạn, bụng rắn, đầy đau căng, gặp lạnh đau tăng, gặp nóng giảm đau.

    2. DO NHIỆT THỐNG.
    Đau bụng cấp bách, nơi đau nóng rát, bụng chướng, lúc đau nặng, lúc đau nhẹ, táo bón, gặp mát thì giảm đau, điểm đau khu trú ở vùng rốn.

    3. DO TÍCH TRỆ.
    Bụng chướng đau lúc nặng lúc nhẹ, nơi đau không cố định, bực bội, ợ hơi, nếu trung tiện được thì bụng chướng giảm đau.

    4. DO Ứ HUYẾT
    Bụng nhói đau không lúc nào ngừng, nơi đau không di chuyển, cơn đau kịch liệt, về đêm đau tăng.

    5. DO THƯƠNG THỰC (do ăn)
    Bụng chướng đầy hơi liên tục, ơ được hơi thì dễ chịu, khi đau bụng thì mót đại tiện, đại tiện được thì đỡ đau.

    6. ĐAU THUỘC THỰC
    Bụng đau cấp bách kịch liệt, nơi đau hiểu hình, xu thế bệnh không giảm, ăn vào đau tăng.

    7. ĐAU THUỘC HƯ
    Đau dằng dai, ưa xoa bóp, lúc dịu lúc đau tăng, nơi đau vô hình, bụng đói đau tăng.

    – Theo phương pháp DIỆN CHẨN
    Vành môi trên nám đen như có râu.

    Tàn nhang nổi trên vùng huyệt 39, 120, 121, 37.

    Vết sẹo rõ hoặc mờ ở vùng huyệt 423- .

    IV. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

    Đối với phương pháp Diện Chẩn ấn huyệt để cơ chế tự điều chỉnh, nên chỉ cần một phác đồ chữa chung.
    19,14, 50, 423, 61, 3, 360, 39, 63, 127, 37, 0, 16, 124, 34, 113,  290, 45.

    Lăn ấn, day hơ ngải cứu dạ dày phản chiếu nơi bàn tay, bàn chân, loa tại. Đặc biệt dạ dày phản chiếu nơi bàn chân và loa tai điều hoà tỳ vị. Để cắt cơn đau nhanh gia thêm huyệt 630 bên trong cánh mũi bên trái đối với huyệt 64).

    TÁC DỤNG

    19- 14 : Làm dãn cơ, chống co thắt giảm đau.

    50- 423 : Sinh nước mật, tăng cường chức năng tiêu hoá, điều hoà vị khí, tiêu hơi thông khí vùng thượng vị.

    61- 3 – 39- 63 – 630 : Ổn định vị, cắt cơn đau, chống xót xa trong dạ dày, hàn gắn các vết viêm loét.

    127- 37: Làm ấm bụng giúp tiêu hoá tốt.

    16 – 0: Làm giảm tiết dịch chất chua.

    113- 45- 290 : Làm ấm thận để sưởi ấm nguồn thức ăn trong vị giúp Tuy tạng sản sinh Nội tiết tố Isurin để chuyến đường vào gan.

    Phan Xuân Quyên

    4.8/5 - (11 bình chọn)