TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

CHỮA TRÀN DỊCH KHỚP GỐI THEO PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU

chua-tran-dich-khop-goi-bang-dien-chan-5

    Thời gian gần đây có nhiều học viên đặt câu hỏi Diện Chẩn chữa tràn dịch khớp gối như thế nào? Bài viết này xin chia sẻ một số kỹ thuật ứng dụng Diện Chẩn chữa tràn dịch khớp gối một cách đơn giản dễ thực hành, cùng những lưu ý và bài tập để giúp phục hồi chứng bệnh này nhanh hơn.

    Khớp gối là gì ?

    Khớp gối là dạng khớp phức hợp lớn nhất trong cơ thể. Là một khớp quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, vận động, lao động nên khớp gối rất cần được chăm sóc và bảo vệ. Chính vì tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể nên khớp gối là một trong những vị trí dễ bị tổn thương nhất trong hệ thống xương khớp. Một trong những vấn đề đó là bệnh lý tràn dịch khớp gối. Đây là hiện tượng khớp gối sưng do tăng lượng dịch bất thường trong ổ khớp.

    Một số nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối:

    – Do chấn thương khớp gối, rách sụn chêm, đứt dây chằng…
    – Bị bệnh mạn tính: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout…
    – Do nhiễm khuẩn.
    Những người dễ mắc bệnh thường là độ tuổi trung niên, cao tuổi và có thể gặp ở một số trường hợp sau:
    – Lao động nặng nhọc: bê vác đồ nặng, đi lại nhiều, đứng quá lâu…
    – Chơi thể thao có vận động mạnh như: bóng đá, võ thuật, điền kinh, tennis…
    – Người thừa cân, béo phí khiến áp lực lên khớp gối quá lớn, lâu ngày dẫn đến tình trạng tổn thương khớp.
    – Ăn nhậu quá nhiều khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, thoái hóa khớp…
    Những triệu chứng của bệnh:
    – Khớp sưng to, sờ vào thấy mềm có thể kèm theo nóng, đỏ.
    – Đau khớp, có thể đi lại thì đau, hoặc chạm nhẹ vào cũng đau.
    – Hạn chế vận động, đi lại.
    – Tê chân, cứng khớp, mất cảm giác ở chân.
    Bệnh thường diễn tiến từ những cơn đau cấp tính, nếu không điều trị dứt điểm và nghỉ ngơi đủ lâu khiến cho vùng khớp bị tổn thương và dẫn đến tràn dịch, viêm khớp.

    Cách ứng dụng kỹ thuật Diện Chẩn chữa tràn dịch khớp gối:

    1/ Đối với trường hợp mới bị đau khớp gối, chưa có hiện tượng tràn dịch (có thể đi khám để kiểm tra), thực hiện các động tác sau:

    – Dùng đầu ngón tay cái: ấn vào vùng khoeo chân (phía sau khớp gối), và vùng khớp gối của chân bên kia (đối xứng vị trí đau của bên khớp gối đang bị đau): nếu thấy có điểm cho cảm giác nhói buốt thì bôi dầu cao nóng và day vào điểm cho đến khi hết đau. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
    – Dùng máy sấy tóc, sấy ấm vào vùng khớp bị đau, đồng thời bôi dầu massage và xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 3-5 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.
    – Dùng đầu nhựa bút bi, hoặc đầu đũa inox gạch vào các vùng được đánh dấu trên (hình 1), mỗi vùng từ 30 giây- 1 phút, thực hiện 1-3 lần/ngày.

    2/ Đối với trường hợp đã bị tràn dịch khớp gối:

    Bước 1: Điều chỉnh tổng trạng
    – Gạch mặt: giúp lưu thông khí huyết, kích thích phản xạ thần kinh, giảm tắc nghẽn trên vùng mặt. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
    – Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết, thực hiện 1-2 lần/ngày.

     VIDEO HƯỚNG DẪN

    – Cào đầu: giúp lưu thông khí huyết trên da đầu; và theo thuyết Đồng Ứng: đầu và đầu gối có liên hệ với nhau nên cào đầu cũng giúp giảm đau đầu gối. Số lượng 100-200 cái khắp da đầu.

    Bước 2: Khai thông các điểm tắc nghẽn theo nguyên lý Diện Chẩn
    – Dùng Que Dò gạch và xử lý Sinh Huyệt tại các vùng được đánh dấu trên (hình 1), thực hiện 1-3 lần/ngày.

    chua-tran-dich-khop-goi-bang-dien-chan-2
    – Dùng Cây Lăn Đồng Gai (khi khớp gối sưng, nóng, đỏ), hoặc dùng Cây Lăn Sừng Trung (khi khớp gối sưng nhưng không nóng đỏ) lăn tại chỗ theo 2 chiều lên xuống (lên giữa đùi và xuống dưới cẳng chân) khoảng 30-50 lượt, kết hợp dùng máy sấy tóc sấy ấm. Thực hiện 1-2 lần/ngày. (hình 2)


    – Dùng Con Bọ hoặc Con Nhện bôi tinh dầu Vietmassage chà xung quanh khớp gối với lực vừa phải, kết hợp hơ ấm bằng điếu ngải cứu khoảng 3-5 phút. (hình 3)

    chua-tran-dich-khop-goi-bang-dien-chan-4

    Bước 3: Sử dụng tính năng đặc hiệu của Định Huyệt BQC
    Day ấn và dán cao Salonpas (nếu thuận tiện) các huyệt sau: 41, 50, 5, 17, 143, 16, 61, 287, 9, 96, 197, 421, 156. (hình 4)
    Trong đó: huyệt 41 làm giảm đau; 50: tăng sức đề kháng; 5, 17: kháng viêm; 143: hạ nhiệt; 16, 61, 287: giảm tiết dịch; 9, 96, 197, 421, 156: là huyệt đặc trị, liên hệ khớp gối.

    chua-tran-dich-khop-goi-bang-dien-chan-1

    3/ Các động tác tập luyện hỗ trợ:

    – Xoay cổ tay 3-5 phút, trong khi xoay tập trung để ý vào vùng khớp gối đang bị bệnh, thực hiện 2-3 lần/ngày.

    VIDEO HƯỚNG DẪN

    – Cào đầu 200 cái, thực hiện 1-3 lần/ngày.
    – Vận động khớp gối kết hợp hít thở: gập chân vào đồng thời hít vào, khi không gập được nữa thì nín thở + gồng + tập trung ý nghĩ vào chỗ đau khoảng 2 giây, sau đó đưa chân ra đồng thời thở ra. Ngày tập 3 lần, mỗi lần 3-6 cái.

    4/ Lưu ý ăn uống sinh hoạt:

    – Hạn chế đi lại
    – Nằm ngủ có thể kê gối cao giúp dễ tuần hoàn máu, giảm sưng nề.
    – Không uống nước đá, cam, chanh, dừa, đồ nếp, thịt gà.
    – Cần có chế độ ăn uống điều độ, giữ mức cân nặng vừa phải để giảm tải áp lực cho khớp gối.
    – Nếu chơi thể thao cường độ mạnh cần lưu ý mang đồ bảo vệ khớp gối.

    5/5 - (6 bình chọn)