TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

HẾT NHỮNG ĐÊM MẤT NGỦ BẰNG DIỆN CHẨN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU

    I. BỆNH MẤT NGỦ:

    MẤT NGỦ là một triệu chứng rất phổ biến, nhất là giới lao động trí óc và nhân dân thành thị, MẤT NGỦ là một hiện tượng phức tạp có nhiều nguyên nhân. Giải quyết đơn thuần bằng thuốc chưa đủ, cần phải tìm nguyên nhân và tạo điều kiện cho bệnh nhân ngủ mà không cần thuốc.
    MẤT NGỦ là phản ánh sinh hoạt xã hội căng thẳng, ồn ào, vội vã của đời sống tinh thần, lo âu, mâu thuẫn.

    II. NHẮC SƠ LƯỢC VỀ TÂY Y VÀ ĐÔNG Y:

    * NGUYÊN NHÂN:

    A. THEO TÂY Y:
    Có nhiều nguyên nhân như: Khi có bệnh (sốt, khó tiêu hóa, đau nhức, bệnh thần kinh) hoặc lúc không có bệnh (lo lắng, sợ sệt, chờ đợi, sợ lỡ tàu xe, ngủ chỗ lạ, hoặc đêm thức quá giấc, có cuộc bàn cãi sôi nổi…). Nhiều tác nhân kích thích như: thuốc lá, cà- phê, chè đặc, ăn đêm, xem phim truyền hình hấp dẫn hoặc trẻ em đùa nghịch, loa phóng thanh gây ồn ào…
    Nhưng cũng có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Chính trong trường hợp này gây go nhất. Nói chung, người MẤT NGỦ không nguyên nhân thường là ít nhiều rối loạn thần kinh (ĐẶNG VĂN CHUNG: Điều Trị Học II).

    B. THEO ĐÔNG Y:
    Chứng MẤT NGỦ có nhiều hình trạng khác nhau và nhiều nguyên nhân khác nhau như:
    1. Tâm và Tỳ yếu: Làm việc mệt nhọc quá, lo nghĩ nhiều hại Tâm, Tỳ, Huyết dịch hao tổn, sinh ra MẤT NGỦ.
    2. Âm hư Hỏa vượng: Thần Thủy suy kém Tâm Hỏa vượng lên (Tâm- Thận bất giao) sinh ra MẤT NGỦ.
    3. Đởm hư và Đởm nhiệt: Sinh buồn phiền, bứt rứt không NGỦ được.
    4. Khí trong Vị không điều hòa: Đờm hỏa ngưng trệ trong Vị làm cho Khí trong vị mất điều hòa sinh ra MẤT NGỦ.
    5. Sau khi ốm bị suy nhược: Không ngủ được.

    * TRIỆU CHỨNG:

    A. THEO ĐÔNG Y:
    1. Tâm và Tỳ yếu: Sắc mặt không tươi, người mỏi mệt, tinh thần uể oải, ăn không ngon, hay quên, hồi hộp, mạch Tế Nhược.
    2. Âm hư hỏa vượng: Đầu nặng, choáng váng, ù tai, tâm phiền, miệng khô, tân dịch ít hoặc có mộng tinh, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch Tế.
    3. Đởm hư Đởm nhiệt Hay hoang mang, đặc biệt gặp việc hay sợ hãi, ngủ hay mộng, để tỉnh dậy, mạch Huyền Tế.
    4. Vị không điều hòa: Hay ợ hơi, vùng thượng vị khó chịu, trong bụng không khoan khoái, rêu lưỡi nhờn, mạch Hoạt.
    5. Sau khi khỏi bệnh, còn suy yếu: Hình vóc gầy còm, sắc mặt trắng nhợt , mệt nhọc, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược (VIỆN ĐÔNG Y: Thuốc Nam và Châm Cứu I).

    B. THEO TÂY Y:

    Tây Y không chia ra nhiều loại rõ rệt như Đông Y mà chỉ phân loại MẤT NGỦ một phần, MẤT NGỦ hoàn toàn hay ít NGỦ hoặc NGỦ không sâu (lơ mơ): KHÓ NGỦ…

    III . CHỮA BỆNH MẤT NGỦ BẰNG  “DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP”

    A. NGUYÊN NHÂN:

    Như Tây Y và Đông Y đã phân tích. Tuy nhiên nhận thấy thêm: MẤT NGỦ có thể do nóng nhiệt trong người, hay do lạnh, nhất là Thận yếu (Thận thủy suy), sinh Tâm Hỏa vượng, tiểu đêm, lạnh chân khiến không NGỦ thẳng giấc được

    B. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ:

    1. Trường hợp chung: Dùng QUE DÒ khám thường thấy đau, thốn ở huyệt 124, 34, 217, 7, 17, 127, 51, 87, 60, 3, 26, 16.

    chua-mat-ngu-bang-dien-chan
    Nguyên tắc là “Ấn đau đâu trị đó” Do đó, có thể dùng các hình thức sau tác động lên huyệt ấn đau:
    – BÔI DẦU (nước hay dầu cù là) vào các huyệt An thần và các huyệt Nội tạng có liên hệ (có thể là gốc bệnh).
    – DÁN CAO: huyệt 124, 34, 16 hoặc 124, 26, 16, 217.
    – VUỐT: Từ quai hàm đến cằm mỗi đêm trước khi ngủ, cho trường hợp MẤT NGỦ do lạnh chân (hoặc xoa cằm mỗi đêm).
    – CHÀ NÓNG: Hai bàn chân.

    2. “Biện chứng luận trị” đối với bệnh MẤT NGỦ do
    + Tâm và Tỳ yếu: 8, 60, 37, 39
    + Âm hư Hỏa vượng: 26, 61, 3, 51, 17, 7, 63, 870
    + Can, Đởm đều có Hỏa nhiệt: 124, 423, 26, 41
    + Tiêu hóa không tốt: 40, 50, 19, 39, 37
    + Khỏi bệnh còn yếu: 22, 127, 19, 45, 1, 37, 50, 60, 103, 0

    chua-mat-ngu-bang-dien-chan-2
    – DÁN CAO, BỒI DẦU hay XOA VUỐT nhẹ các huyệt trên ngày 2 – 3 lần và tối lúc sắp đi ngủ.

    TRA CỨU BỘ HUYỆT TẠI ĐÂY

    3. Bài thuốc dân gian: Uống nước sắc lá vông nem, lá mắc cở.

    Lưu ý: Những người huyết áp thấp không nên sử dụng hai loại thuốc Nam trên chúng làm Hạ huyết áp.

    TÓM LẠI, MẤT NGỦ cùng với ĐAU ĐẦU hiện nay là bệnh phổ biến và hay đi chung với nhau. Có thể nói: Đây bệnh thời đại, chủ yếu do bệnh hoạn cũng có, mà do cuộc sống cũng có. Phải tích cực và kiên trì vận dụng mọi phương pháp chữa cho lành. Vì bệnh MẤT NGỦ trầm trọng kéo dài sẽ đưa đến hậu quả xấu như: Suy nhược thần kinh, tâm thần.

    ( Tài Liệu: Bài giảng Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu)

    5/5 - (20 bình chọn)