TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

Hỗ Trợ Chữa Trĩ bằng Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu

    DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TRĨ

    Bệnh trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức và hình thành lên búi trĩ. Vùng hậu môn của người bệnh sẽ bị đau rát, ẩm ướt, vướng víu, khó chịu, hôi, đứng ngồi không yên, rồi chảy máu và tệ nhất là ám ảnh không dám “rặn”, sợ đi vệ sinh, nói chung là “khổ không thể tả” …

    NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TRĨ :

    • Rặn khi đi cầu
    • Ngồi lâu trên bồn cầu
    • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
    • Béo phì
    • Mang thai
    • Giao hợp qua đường hậu môn
    • Chế độ ăn ít chất xơ

    Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần. Đọc đến đây chắc nhiều bạn cũng tự nhắc bản thân giống mình là đừng nấu điện thoại trong wc nữa. Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn chúng ta phân loại cấp độ như sau:

    * Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
    * Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
    * Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
    * Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

    CHỮA BỆNH TRĨ BẰNG DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU

    Các kỹ thuật trong Diện Chẩn Bùi Quốc Châu sẽ hỗ trợ bạn khi đã gặp phải bệnh trĩ.
     Với người hay bị táo bón có thể áp dụng các kỹ thuật như:

    • Dùng con lăn, lăn vùng môi trên để tác động đến đại tràng giúp dễ đại tiện hơn hoặc sử dụng 2 ngón tay vuốt nhẹ nhàng hay có thể làm mạnh hơn để làm nóng ấm vùng từ dưới mép phải vòng qua môi trên qua mép trái xuống tới hết chót cằm.
    • Sử dụng Huyệt 19 ấn giữ và đồng thời mở miệng từ từ ra, lặp lại vài lần.
    • Sử dụng cây cào hoặc các móng tay khum lại cào nhẹ nhàng từ gốc ngón cái đến gốc của bàn tay (tham khảo đồ hình phản chiếu nội tạng)
    • Gãi nhẹ nhàng vào cùi chỏ, chót cằm hay đầu mũi vùng huyệt 143 trong lúc đang bị táo.

    Với người đã bị trĩ có thể làm một số kỹ thuật sau:

    • Hàng ngày nắm khum bàn tay tạo lỗ hổng ở giữa sao cho phần ngón út hướng lên trên còn phần ngón cái hướng xuống dưới rồi dùng ngón trỏ đẩy xoáy từ dưới lên theo chiều kim đồng hồ, ngày làm từ 2-3 lần mỗi lần làm khoảng 30 cái.
    • Nếu búi trĩ lòi ra ngoài có hiện tượng chảy nước, hôi thì có thể dùng nhang ngải cứu hơ vùng hậu môn với khoảng cách vừa phải để nóng ấm và quan sát búi trĩ co vào nhé.
    • Có thể sử dụng phác đồ Hỗ trợ như Bộ Thăng, Tiêu Viêm, Thải Độc mỗi ngày. Với Bộ Thăng ( 127,50,19,37,1,73,189,103,300,0 ) cần kết hợp Huyệt Bộ Vị vùng cơ quan Hậu môn 19,126,365,143. Và đặc biệt quan trọng cần điểu chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho phù hợp.

    Bộ Thăng

     

    Bị Trĩ khổ lắm ai ơi. Vậy nên đầu tiên để phòng tránh phải khổ vì cái bệnh này chúng ta cần điều chỉnh lối sống, cách sinh hoạt cho phù hợp như:

    • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
    • Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
    • Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
    •  Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
    • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
    • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Đấy rất đơn giản chỉ thế thôi sẽ giúp bạn ngăn ngừa cái nỗi khổ sở do Trĩ mang lại.

    Chúc các bạn sớm tạm biệt bệnh Trĩ.

     

    5/5 - (55 bình chọn)