TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨN NỘI TẠNG

do-hinh-phan-chieu-noi-tang-1

    Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp do GS TSKH Bùi Quốc Châu phát minh (sau đây gọi tắt là Diện Chẩn) là một phương pháp dựa trên nguyên lý phản xạ thần kinh, giúp ta có thể nhận biết được các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật trong cơ thể một cách dễ dàng, khái quát và tỷ lệ chính xác khá cao, thông qua những dấu hiệu, biểu hiện trên gương mặt nói riêng và bề mặt da toàn cơ thể nói chung. Từ đó, tác động vào những điểm nhạy cảm trên da (mặt hoặc cơ thể) đã được phát hiện, theo những cách thức phù hợp để điều chỉnh những bất thường về sức khoẻ và thúc đẩy cơ chế tự chữa lành trong cơ thể một cách tự nhiên.

    Trong Diện Chẩn có cả một hệ thống gồm nhiều hệ phản xạ thần kinh khác nhau, liên hệ tới các bộ phận của cơ thể người mà tác giả gọi tên là các Đồ Hình Phản Chiếu. Bài viết này sẽ giới thiệu cùng Quý độc giả một loại đồ hình phản chiếu rất quan trọng dùng cho những bệnh thuộc nội tạng, đó là Đồ hình Diện Chẩn nội tạng. Trong quá trình nghiên cứu và phát minh, GS Bùi Quốc Châu đã tìm ra các vùng phản xạ liên quan đến nội tạng xuất hiện trên gương mặt và nhiều vị trí khác trên cơ thể như lòng bàn tay, lòng bàn chân, loa tai, lưng, đầu…

    Nhưng khác với những phương pháp phản xạ đã có từ trước (phản xạ bàn chân, phản xạ loa tai, phản xạ mũi…) thì các vùng phản chiếu trong Đồ hình Diện Chẩn nội tạng lại được tạo hóa bố trí sắp đặt vị trí giống như cấu tạo giải phẫu nội tạng trong khoang ngực bụng của chúng ta [hình 1]. Như vậy sẽ giúp người mới học rất dễ tiếp nhận và nhớ được vị trí phản chiếu một cách nhanh chóng.

    do-hinh-phan-chieu-noi-tang

    Hình 1: Ảnh giải phẫu nội tạng người

    Vậy đối với người mới tiếp cận phương pháp Diện Chẩn, làm thế nào để đọc hiểu và ứng dụng được Đồ hình Diện Chẩn nội tạng trong việc chăm sóc sức khỏe? Mời Quý bạn đọc cùng quan sát đồ hình sau [hình 2].

    Hình 2: Các vùng phản chiếu nội tạng trên mặt

     

    Đây là Đồ hình Diện Chẩn nội tạng được phản chiếu trên vùng mặt, ta cần hiểu và ứng dụng đồ hình này một cách thành thục thì những đồ hình phản chiếu trên vị trí khác cũng sẽ ứng dụng gần tương tự.

    Chú thích các vùng phản xạ trên mặt:

    Số vùng Bộ phận tương ứng Số vùng Bộ phận tương ứng
    1 Tim 7 Thận
    2 Phổi 8 Ruột già
    3 Gan 9 Ruột non
    4 Dạ dày 10 Tiền liệt tuyến
    5 Lá lách 11 Tuyến Tụy
    6 Mật 12 Bàng quang

     

    Ứng dụng đầu tiên của Đồ hình này là để đọc hiểu ý nghĩa những dấu hiệu biểu hiện bất thường xuất hiện trên gương mặt, hay còn gọi là chẩn bệnh. Đây chính là lý do vì sao tác giả lại đặt tên phương pháp của mình là Diện Chẩn (Chẩn đoán tình trạng sức khỏe thông qua những dấu hiệu xuất hiện trên Diện tích da). Cách chẩn như sau, khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện tại vùng nào đó trên mặt, ta kiểm tra xem vùng đó ứng với bộ phận nào, kết hợp với những biểu hiện khác của cơ thể (những bất thường về ăn uống, tiêu hóa, ngủ nghỉ, sinh hoạt…) sẽ giúp ta nhận biết được bộ phận nào đang có bệnh.

    Ví dụ: vùng số 3 (tương ứng Gan) trên mặt có nốt ruồi, kèm theo những biểu hiện như: hay nổi mề đay, tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng chán ăn… thì có thể chẩn đoán Gan đang gặp vấn đề gì đó (có thể là bị nóng gan, gan nhiễm độc…). Hoặc vùng số 12 (tương ứng Bàng quang) có hiện tượng da mềm nhão, sờ vào thấy lạnh chứ không ấm như những vùng khác thì có thể báo hiệu người này đang bị bệnh về tiết niệu (có thể bị tiểu đêm, tiểu quá nhiều lần trong ngày). Phương pháp chẩn bệnh này mang tính chất định tính, tức là sẽ cho ta biết bộ phận nào đang gặp vấn đề, từ đó giúp ta sàng lọc sơ bộ và là sự gợi ý nên đi thăm khám cụ thể kỹ càng tại bộ phận đó. Để có thể đọc hiểu và chẩn bệnh theo phương pháp Diện Chẩn, ta cần nhớ và thuộc các đồ hình, và nếu có kiến thức cơ bản về y khoa sẽ hỗ trợ rất nhiều.

    Ứng dụng thứ hai của Đồ hình Diện Chẩn nội tạng chính là để trị bệnh – hỗ trợ xử lý cho những bệnh thuộc nội tạng. Để thực hành được điều này, ta cần nắm được những cách tác động lên vùng phản xạ. Có rất nhiều cách tác động ví dụ như: dùng Que Dò để ấn, day, gạch vào vùng đó; dùng Cây Lăn để lăn; dùng Cây Búa Nhỏ để gõ; dùng Cây Cào để cào; dùng Điếu ngải cứu để hơ; hoặc dán cao, chấm dầu…và cũng có thể sử dụng ngón tay hoặc các vật dụng khác để tác động cũng có hiệu quả. Và nơi nào có dấu hiệu bất thường báo bệnh thì đó chính là nơi để tác động làm cho bớt bệnh.

    Ví dụ: Vùng số 4 và 5 có vết nám, khi dùng ngón tay miết vào thấy có điểm nhói đau sẽ liên quan đến dạ dày và lá lách, báo hiệu hệ tiêu hóa có vấn đề; thì hàng ngày ta có thể dùng móng tay hoặc đũa inox gạch vào điểm đó. Thông thường mỗi vùng nên gạch khoảng từ 30 giây đến 1 phút với lực vừa đủ. Và 1 ngày có thể làm từ 1-3 lần tùy từng trường hợp. Ngày nào cũng thực hành cho đến khi thấy vùng bất thường mất đi, tình trạng bệnh của hệ tiêu hóa cải thiện khoảng 70-80 % thì dừng lại không làm nữa để cơ thể thích nghi.

    Trên đây là một ví dụ rất nhỏ chia sẻ cách ứng dụng Đồ hình Diện Chẩn nội tạng để chăm sóc cơ thể và trị liệu những bệnh thuộc nội tạng.

    Quý bạn đọc muốn tìm hiểu kỹ hơn hoặc quan tâm đến những đồ hình khác, có thể liên hệ tới số tổng đài 1900 0201 để được hướng dẫn.

    Mến chúc Quý vị luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an.

     

    5/5 - (7 bình chọn)