TẠP CHÍ DIỆN CHẨN

Đồ Hình Phản Chiếu Diện Chẩn – Bản đồ chỉ đường đến kho báu sức khỏe

do-hinh-phan-do-hinh-phan-chieu-dien-chanchieu-dien-chan

    Đồ Hình Phản Chiếu Diện Chẩn

    Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người, ngoài 2 nền y học phổ biến nhất hiện nay là Tây Y và Đông Y, còn có rất nhiều phương pháp tồn tại cùng với 2 nền y học kể trên. Các phương pháp này được gọi chung là Y học song song, hay Y học tự nhiên, rất đa dạng về hình thức nhưng tựu chung đều dựa trên nguyên tắc cơ bản là thực hiện những điều thuận tự nhiên, tác động vào những giác quan của người bệnh; không can thiệp sâu vào các quá trình sinh lý, hóa học trong cơ thể, càng không xâm phạm vào tính toàn vẹn của cơ thể mỗi người. Có thể kể tên một loạt các phương pháp như vậy, ví dụ: dùng hương thơm để trị liệu, dùng âm thanh hình ảnh để trị liệu, dùng năng lượng để trị liệu, và dùng các tác động vào hệ phản xạ thần kinh để trị liệu. Nói riêng về cách tác động vào hệ phản xạ thần kinh cũng đã có rất nhiều phương pháp như: phản xạ bàn chân (foot massage), phản xạ loa tai (Nhĩ châm), phản xạ vùng mũi (Tỵ châm)… đã có từ hàng trăm năm trước đây góp phần không nhỏ trong công cuộc chăm sóc nâng cao sức khỏe con người. Đất nước Việt Nam ta cũng vinh dự khi cũng mới đây thôi, đã có một Nhà khoa học cho ra đời một phương pháp chăm sóc sức khỏe dựa trên nguyên lý phản xạ thần kinh, đó chính là môn Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp do GS TSKH Bùi Quốc Châu phát minh ra.

    Với nền tảng là triết học Đông Phương, là lý thuyết phản xạ học, là y học dân gian, đặc biệt là văn hóa và ngôn ngữ của người Việt Nam; Giáo sư Bùi Quốc Châu đã tìm ra phương pháp này vào ngày 26/03/1980, đánh dấu sự hình thành phát triển hơn 40 năm của phương pháp Diện Chẩn.

    Trong phương pháp này, có một tập hợp các hệ phản xạ thần kinh khác nhau, được tìm thấy trên bề mặt da khắp cơ thể. Điển hình nhất là ở trên gương mặt (Danh từ chỉ có trong ngôn ngữ Tiếng Việt mà không thấy ở các ngôn ngữ khác trên thế giới), và còn ở những nơi khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, loa tai, lưng, đầu… Chính vì có nhiều hệ phản xạ thần kinh, liên quan đến mọi bộ phận cơ thể, nên phương pháp này còn được Giáo sư Bùi Quốc Châu gọi tên là Phản xạ thần kinh đa chiều/đa hệ (Multi-Reflexology), hay Phản xạ học Việt Nam (Vietnammese Reflexology). Và tác giả đặt tên cho những hệ thống phản xạ đó là Đồ Hình Phản Chiếu Diện Chẩn. Đây chính là công cụ rất hữu hiệu giúp ta tự chủ động chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và trị liệu một số bệnh cho bản thân, người nhà, và cộng đồng.

    Để bạn đọc dễ hình dung, tôi xin giới thiệu một số Đồ Hình Phản Chiếu Diện Chẩn cơ bản và những ứng dụng của nó.

    Ví dụ: Đồ Hình Phản Chiếu Diện Chẩn ngoại vi Âm Dương trên mặt [hình 1]

    do-hinh-phan-do-hinh-phan-chieu-dien-chanchieu-dien-chan

    Hình 1: Đồ hình phản chiếu ngoại vi Âm Dương trên mặt

    Nhìn vào đồ hình này, ta thấy trên gương mặt có xuất hiện 2 hình người màu xanh và màu đỏ: hình màu xanh hướng mặt ra ngoài, hình màu đỏ úp mặt vào trong. Ta sẽ sử dụng đồ hình này để nhận biết tình trạng sức khỏe (chẩn) và cũng là để chăm sóc sức khỏe (trị) những bệnh thuộc ngoại vi cơ thể.. Ví dụ: để chẩn đoán, ta sẽ quan sát trên gương mặt xem có xuất hiện những điểm, vùng bất thường không? và sẽ có ở đâu trên mặt. Sự bất thường này có thể là vết nám, tàn nhang, nốt ruồi, sẹo, vết hằn, nếp nhăn, màu sắc khác… khi sờ tay vào có thể có cảm giác tê bì, nóng, lạnh, sần cứng, mềm nhão, ấn mạnh thấy đau, nhói… Cụ thể hơn, ví dụ vùng đầu lông mày một người có vết sẹo, có thể người đó sẽ bị đau đầu, đau cổ gáy do vùng đầu lông mày sẽ liên quan đến vai, gáy. Và ta ứng dụng để trị bệnh đau cổ vai gáy bằng một số cách sau:

    – Dùng đầu ngón tay gõ vào đầu lông mày và để ý cảm giác, nếu thấy đau nhói, tức, buốt thì đó chính là Điểm bất thường cần tìm, trong Diện Chẩn được gọi điểm đó là Sinh Huyệt. Khi thấy Sinh Huyệt, ta dùng lực tương đối mạnh gõ vào đó cho tới khi cảm giác đau giảm rõ rệt (thường sẽ phải gõ khoảng 30-50 cái), như vậy sẽ giúp cơ thể tự chữa lành và cắt giảm cơn đau cổ gáy rất nhanh. Một ngày nên thực hiện nhiều lần (3-5 lần) sẽ giúp cải thiện bệnh đau cổ vai gáy.

    – Dùng dụng cụ chuyên dụng trong Diện Chẩn như: Que Dò, Cây Lăn, Búa Nhỏ, Điếu Ngải Cứu để dò tìm Sinh Huyệt. Đây là những kỹ thuật rất căn bản trong phương pháp Diện Chẩn. Mỗi kỹ thuật sẽ cho cảm giác khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau. Ví dụ: có người rất hợp với các dùng Que Dò để tìm và ấn Sinh Huyệt, nhưng cũng có người lại thích dùng Cây Lăn để lăn trên da tìm Sinh Huyệt, hoặc có người lại hợp với cách hơ ngải cứu để tìm Sinh Huyệt và xử lý nó.

    Từ ví dụ như vậy bạn đọc chắc cũng đã hình dung phần nào ứng dụng của Đồ Hình Phản Chiếu Diện Chẩn để chẩn đoán và trị những bệnh thường gặp. Ngoài đồ hình phản chiếu ngoại vi Âm Dương nêu trên, trong Diện Chẩn còn có rất nhiều đồ hình khác, ví dụ như phản chiếu nội tạng trên mặt, phản chiếu bộ phận sinh dục, phản chiếu não, phản chiếu tim… sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều phương án để áp dụng cho những bệnh gặp phải.

    Trong nội dung ngắn ngủi của bài viết này không thể trình bày được hết ứng dụng của các Đồ Hình Phản Chiếu Diện Chẩn, nếu Quý Bạn Đọc muốn tìm hiểu sâu hơn, và quan trọng là biết cách sử dụng phương pháp Diện Chẩn để tự chữa bệnh cho mình thì có thể liên hệ tới tổng đài 19000201 để nhận được sự tư vấn tận tình từ các chuyên gia nhiều kinh nghiệm.

    Chúc Quý Bạn Đọc luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an.

    5/5 - (4 bình chọn)